PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BỘ TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN KHTN 9 - HOÁ - CHƯƠNG 6.docx

1 CHỦ ĐỀ 6. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU GIỮA KIM LOẠI VÀ PHI KIM Câu 1. Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây? A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim. D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng. Câu 2. Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là A. đồng (Cu). B. nhôm (Al). C. bạc (Ag). D. vàng (Au). Câu 3. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Au. B. Cu. C. Fe. D. Ag. Câu 4. Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là A. Đồng. B. Bạc. C. Sắt. D. Sắt tây. Câu 5. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất)? A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 6. Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là A. W. B. Pb. C. Os. D. Cr. Câu 7. Cho dãy các kim loại Mg, Cr, K, Li. Kim loại mềm nhất trong dãy là A. Cr. B. Mg. C. K. D. Li. Câu 8. Kim loại cứng nhất là A. Cr. B. Os. C. Pb. D. W. Câu 9. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Li. B. Cu. C. Ag. D. Hg. Câu 10. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Hg. B. Ag. C. Cu. D. Al. Câu 11. Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất thường được sử dụng để làm dây tóc bóng đèn? A. tungsten (W). B. đồng (Cu). C. sắt (Fe). D. kẽm (Zn). Câu 12. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất)? A. Lithium (Li). B. Sodium (Natri). C. Potassium (K). D. Calcium (Ca). Câu 13. Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng. Đó chính là những lá vàng có chiều dày 1.10 –4 mm. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài? A. Có khả năng khúc xạ ánh sáng. B. Tính dẻo và có ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt. D. Mềm, có tỉ khổi lớn.
2 Câu 14. Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là A. W. B. Cr. C. Hg. D. Pb. Câu 15. Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là? A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. W. Câu 16. Cho các kim loại: Cr; W; Fe; Cu; Cs. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ cứng từ trái sang phải? A. Cs < Cu < Fe < Cr < W. B. Cu < Cs < Fe < W < Cr. C. Cs < Cu < Fe < W < Cr. D. Cu < Cs < Fe < Cr < W. Câu 17. Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng? A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe. B. Tỉ khối Li < Fe < Os. C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W. D. Tính cứng Cs < Fe < Al < Cu < Cr. Câu 18. Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau: Kim loại X Y Z T Điện trở (Ωm) 2,82.10 –8 1,72.10 –8 1,00.10 –7 1,59.10 –8 Y là kim loại nào trong các kim loại dưới đây? A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al. Câu 19. Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O 2 ở nhiệt độ thường A. Ag. B. Zn. C. Al. D. Fe. Câu 20. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H 2 O? A. Fe. B. Ba. C. Cu. D. Mg. Câu 21. Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường? A. Cu. B. Fe. C. Na. D. Al. Câu 22. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường? A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na. Câu 23. Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch base? A. Al. B. K. C. Ag. D. Fe. Câu 24. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng? A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu.
3 Câu 25. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng? A. Ca. B. Al. C. Ag. D. Mg. Câu 26. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch A. FeSO 4 . B. AgNO 3 . C. KNO 3 . D. HCl. Câu 27. Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch A. FeCl 2 . B. NaCl. C. MgCl 2 . D. CuCl 2 . Câu 28. Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H 2 là A. Hg. B. Cu. C. Fe. D. Ag. Câu 29. Kim loại nào sau đây tác dụng được với H 2 O ở nhiệt độ thường? A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Na. Câu 30. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được khí H 2 ? A. Au. B. Cu. C. Mg. D. Ag. Câu 31. Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl? A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg. Câu 32. Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch H 2 SO 4 loãng? A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Fe. Câu 33. Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng? A. Cu. B. Mg. C. Ag. D. Au. Câu 34. Kim loại phản ứng được với dung dịch HCl loãng là A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Al. Câu 35. Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch A. HCl. B. AgNO 3 . C. CuSO 4 . D. NaNO 3 . Câu 36. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO 4 ? A. Ag. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 37. Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch base và giải phóng khí hydrogen là A. K, Ca. B. Zn, Ag. C. Mg, Ag. D. Cu, Ba. Câu 38. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường base là A. Na, Fe, K. B. Na, Cr, K. C. Na, Ba, K.   D. Be, Na, Ca. Câu 39. Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO 4 tạo thành 2 chất kết tủa? A. Na. B. Fe. C. Ba. D. Zn. Câu 40. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl 2 cho cùng một loại muối chloride?
4 A. Fe. B. Ag. C. Zn.   D. Cu. Câu 41. Phương trình hóa học nào sau đây là sai? A. 2Na + 2H 2 O  2NaOH + H 2 . B. Ca + 2HCl  CaCl 2 + H 2 . C. Fe + CuSO 4  FeSO 4 + Cu. D. Cu + H 2 SO 4  CuSO 4 + H 2 . Câu 42. Lấy cùng khối lượng nhôm và kẽm cho tác dụng hết với dung dịch acid HCl thì A. nhôm giải phóng hydrogen nhiều hơn kẽm. B. kẽm giải phóng hydrogen nhiều hơn nhôm. C. nhôm và kẽm giải phóng cùng một lượng hydrogen. D. lượng hydrogen do nhôm sinh ra gấp đôi do kẽm sinh ra. Câu 43. Cho lá đồng vào dung dịch HCl có hiện tượng gì xảy ra? A. Lá đồng tan dần, có khí không màu thoát ra. B. Lá đồng không bị hòa tan. C. Lá đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam. D. Lá đồng tan dần, màu của dung dịch không thay đổi. Câu 44. Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây là sai? A. Kim loại không tác dụng với H 2 SO 4 đặc, nguội là Al, Fe. B. Kim loại tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, HCl là Cu, Ag. C. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là Al. D. Cả 5 kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường. Câu 45. Cho hỗn hợp bột 3 kim loại sắt, bạc, đồng vào dung dịch HCl, thấy có bọt khí thoát ra. Phản ứng xảy ra xong, khối lượng kim loại không bị giảm là A. sắt, bạc, đồng. B. bạc, đồng. C. sắt, đồng. D. sắt, bạc. Câu 46. Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính … A. dẻo. B. dẫn điện. C. dẫn nhiệt. D. ánh kim. Câu 47. Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ là A. K. B. Na. C. Zn. D. Al. Câu 48. Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH? A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 49. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. NaNO 3 . C. NaCl. D. KCl. Câu 50. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al hòa tan trong lượng dư dung dịch nào sau đây? A. NaNO 3 . B. Na 2 SO 4 . C. KOH. D. KCl. Câu 51. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.