PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 3. Chuyên đề phân tích truyện (Có phí).docx

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN/ ĐOẠN TRÍCH TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: -Giúp học sinh nắm vững các bước phân tích một tác phẩm truyện/ đoạn trích trong tác phẩm truyện. -Hiểu rõ các yếu tố nội dung và nghệ thuật trong truyện. -Nắm được giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm. 2.Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, cảm thụ văn chương. -Phân tích, đánh giá các yếu tố nghệ thuật (ngôi kể, ngôn ngữ, tình huống, xây dựng nhân vật, v.v.). -Tổng hợp, khái quát và trình bày ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc. -Vận dụng kiến thức để viết bài văn phân tích tác phẩm truyện. 3. Phẩm chất -Bồi dưỡng tình yêu văn chương, trân trọng giá trị văn học. -Nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ. -Rèn luyện tư duy sáng tạo, độc lập. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Soạn giáo án chi tiết. Chuẩn bị văn bản tác phẩm thơ. Chuẩn bị tài liệu tham khảo (nếu cần). Bảng, phấn, bút, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh: Đọc kỹ tác phẩm thơ trước khi đến lớp. Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác (nếu có). Chuẩn bị giấy, bút. III. Tiến trình bài học DÀN Ý PHÂN TÍCH TRUYỆN Mở bài - Giới thiệu khái quát ngắn gọn về tác giả và tác phẩm truyện. - Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm truyện. ++ Cách 1: Giới thiệu khái quát về tác giả (vị trí, đặc điểm sáng tác – trong trường hợp là một giả mới lạ, dựa vào phần chú thích để giới thiệu), về tác phẩm (vị trí của truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác; ý kiến khái quát về tác phẩm truyện: Truyện viết về đề tài gì? Nói lên chủ đề gì? Ấn tượng về đặc sắc nghệ thuật?) ++ Cách 2: Dẫn dắt một ý kiến lí luận bàn về truyện ngắn rồi dẫn đến tác phẩm truyện cần phân tích, trích dẫn. VD 1: Thời gian có thể qua đi, và bốn mùa có thể tuần hoàn. Nhưng những gì là văn, thơ thì vẫn luôn còn nguyên vẹn giá trị với thời gian. Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó. Sức sống của truyện ngắn này chính là……( nêu giá trị của tác phẩm qua nhân vật nào đó) VD 2 : M. Goóc-ki từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Thật vậy các tác phẩm văn học luôn gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc. Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó. Khi đọc tác phẩm này, người đọc sẽ cảm nhận được (vấn đề cần nghị luận, hoặc nhân vật…..). VD 3 : Đại thi hào Nga - Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Chính nhà thơ/ nhà văn A đã để tiếng lòng của mình được cất lên qua tác phẩm B. Khi đọc tác phẩm này, chúng ta đã cảm thấy ấn tượng với… (vấn đề cần nghị luận). Thân bài ( Nếu có phần tác giả tác phẩm thì giới thiệu ngăn gọn ) - Luận điểm 1: Phân tích, đánh giá cốt truyện (tóm tắt các sự kiện chính, không gian, thời gian nghệ
thuật) VD: Trong truyện …………., tác giả …….. đã xây dựng một cốt truyện đầy cuốn hút và hấp dẫn, (tình huống gay cấn hồi hộp/ đơn giản/ ….), diễn biến rõ ràng và logic, gợi mở nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc. Truyện kể về ……(tóm tắt)….. Ngoài ra, tác giả còn thiết kế một bối cảnh (ko gian) đặc trưng cho vùng đất ……(có thì làm ko thì bỏ qua)…. từ con người……(lao động, nông dân, tri thức, …), phong tục tập quán, cảnh vật, …(ăn ở, lễ tết, sinh hoạt….) tất cả đều được tác giả miêu tả một cách chi tiết và sinh động, mang lại cho người đọc một cái nhìn rõ ràng, phản ánh chân thực về cuộc sống và văn hóa của ……(nhân dân/ học sinh/….……vào những năm.thời kì đất nước……(thời gian: phong kiến/ chiến tranh/ đổi mới/ hiện đại/ …). Qua đó khơi gợi sự thấu hiểu đồng cảm của độc giả với…. - Ý 2: Phân tích chủ đề của tác phẩm: + Phân tích ý nghĩa của nhan đề; (giải thích nghĩa đen nhan đề rồi rút ra ý nghĩa chủ đề) + Phân tích các nhân vật nhằm làm rõ chủ đề của truyện; (Xuất thân, ngoại hình, tính cách, cuộc đời số phận…. qua các chi tiết trong tác phầm và trong quan hệ với các nhân vật khác) + Khẳng định chủ đề của truyện: Truyện cho thấy………… (Lưu ý: Một tác phẩm truyện có thể có nhiều chủ đề khác nhau) - Ý 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm: cốt truyện, ngôi kể, nghệ thuật xây dựng nhân vật, lời kể, chi tiết tiêu biểu, hình ảnh biểu tượng…. VD: Truyện ngắn được kể ở ngôi thứ nhất ( xưng…trực tiếp tham gia câu chuyện) với điểm nhìn của nhân vật khiến cho câu chuyện gần gũi với người đọc, gần gũi với đời sống Ngôi kể này giúp cho nhân vật dễ dàng bộc lộ tâm tư, cảm xúc của mình một cách sâu sắc………..trong từng tình huống. Đó là….. VD: Truyện ngắn được kể ở ngôi thứ ba với điểm nhìn của tác giả Người kể chuyện toàn tri có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, cả nững bối cảnh cuộc sống xã hội như……..đồng thời cũng khiến câu chuyện trở nên khách quan tăng sự chân thực khơi gợi sự đồng cảm ……………… ( chọn ngôi 1 hoặc 3) VD:  Với ngôn từ giản dị, tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả về… ( chủ đề truyện)……….. VD: Bằng cách xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo, sâu sắc qua (ngôn ngữ, hành động cử chỉ, miêu tả trực tiếp….) Nhân vật hiện ra tiêu biểu cho… (người lao động/ nông dân/ tri thức/ trẻ em…)… VD : Tác phẩm sử dụng các phép tu từ sáng tạo, mới lạ…( ghi ra) …đã gợi ra……(rút ra bài học trong cuộc sống) ….. Kết bài Kết bài: Khẳng định vị trí ý nghĩa của tác phẩm. VD : Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã giúp người đọc cảm nhận được bài học mang giá trị sâu sắc. Trang thơ/truyện của nhà văn/nhà thơ A đã khép lại, nhưng những………trong tác phẩm sẽ in đậm mãi trong lòng người đọc. Qua nhân vật………ta cũng nhận ra rằng hãy……….. VD : Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A vẫn là bông hoa mãi rực rỡ, làm nên vẻ đẹp của khu vườn văn chương. Tác giả B đã khơi dậy trong lòng độc giả những tình cảm C. Qua đó, người đọc thêm ………………….

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm. + Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm. III. Các bước viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài Trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở, em đã được học nhiều tác phẩm truyện thuộc truyện truyền kì, truyện thơ Nôm, truyện ngắn hiện đại,… Hãy lựa chọn một tác phẩm mà mình thích để phân tích. Em có thể phân tích toàn bộ tác phẩm, hoặc chỉ lựa chọn một đoạn trích, một khía cạnh tiêu biểu. Các tác phẩm truyện thơ Nôm tường có dung lượng tương đối dài, bởi vậy em nên lựa chọn trích đoạn biểu đạt một nội dung trọn vẹn, có độ dài vừa phải. Chẳng hạn, với Truyện Kiều, em có thể phân tích đoạn miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, đoạn Kiều thề nguyền cùng Kim Trọng, đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích hay đoạn Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều,… Đói với những tác phẩm truyện truyền kì hay truyện ngắn hiện đại có dung lượng vừa phải, em có thể phân tích trọn vẹn tác phẩm hoặc lựa chọn một khía cạnh tiêu biểu để phân tích, chẳng hạn: bi kịch của người phụ nữ trong Chuyện người con gái Nam Xương hoặc hình tượng các cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi,… b. Tìm ý Ví dụ: Viết bài văn nghị luận một tác phẩm truyện (truyện truyền kì, truyện thơ Nôm, truyện hiện đại). Để tìm ý cho bài văn phân tích một tác phẩm truyện, em cần đặt ra và trả lời các câu hỏi như: - Nội dung chủ đề của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì? Có thể phân tích chủ đề ấy như thế nào?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.