PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 30. POLYMER CTST.pdf

wPhụ lục IV KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Trường: ........................... Tổ: ................................ Họ và tên giáo viên:............................ CHƯƠNG IX: LIPID. CARBONHYDRATE. PROTEIN. POLYMER Bài 30. POLYMER Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm polymer, monomer, mắt xích, ..cấu tạo hoá học, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp). - Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan). - Viết được các phương trình hoá học của phản ứng điểu chế PE, PP từ các monomer. - Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả. - Trình bày được ứng dụng của polyethylene; vấn để ô nhiêm môi trường khi sử dụng polymer không phân huỷ sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm mói trường khi sửdung vật liệu polymertrong đời sống. 2. Về năng lực a) Năng lực chung ‒ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm polymer, monomer, mắt xích, cấu tạo, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp), khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite. ‒ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. ‒ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học. b) Năng lực khoa học tự nhiên
‒ Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan); Trình bày được các phương trình hoá học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer. ‒ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon). ‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất polymer, chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả; Trình bày được ứng dụng của polyethylene; Ý thức được vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân huỷ sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống. 3. Về phẩm chất ‒ Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về polymer. ‒ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công. ‒ Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Tranh ảnh trong SGK, tranh ảnh về các hạt nhựa, ống nhựa dẫn nước, chai đựng nước, ..., powerpoint bài giảng. – Mẫu vật: tinh bột, trứng gà, gạo nếp, sợi đay, tơ tằm, tơ nylon (polyethylene), màng bọc thực phẩm (polyvinyl chloride), cao su lưu hoá. – Hoá chất: nước cất. – Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS gồm: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, đèn cồn, diêm hoặc bật lửa. – Video đặc điểm cấu tạo polymer: https://www.youtube.com/watch?v=gynO2S7DBiw – Phiếu học tập Phiếu học tập số 1
Câu 1. a) Nêu đặc điểm chung về khối lượng phân tử của polymer b) Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên gọi là gì? Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng bao nhiêu amu? .............................................................................................................................................. Câu 2. Nêu ví dụ về: a) Polymer không tan trong nước. b) Polymer không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng tạo ra dung dịch keo. c) Polymer tan trong nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch keo. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. c) Polymer tan trong nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch keo: gelatin. Câu 3. a. Polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp có đặc điểm gì giống và khác nhau? b Phân loại các mẫu vật có thành phần chính là các polymer sau dựa vào nguồn gốc: gạo nếp, sợi đay, tơ tằm, tơ nylon, polyethylene, màng bọc thực phẩm (polyvinyl chloride), cao su lưu hoá. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Câu 4. a) Tinh bột và cellulose thuộc loại polymer gì? b) Áo mưa, vỏ bút bi, bao tay,... thường được làm từ loại vật liệu polymer. Theo em, chúng thuộc loại polymer gì? c.Hãy liệt kê một số sản phẩm được tạo ra từ polymer thiên nhiên và từ polymer tổng hợp. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Câu 5. Các mắt xích trong phân tử polymer có thể liên kết với nhau tạo thành mấy loại mạch? Đó là những loại mạch nào? Nêu ví dụ cho mỗi loại mạch .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Câu 6. Hãy liệt kê một số sản phẩm được tạo ra từ polymer thiên nhiên và từ polymer
tổng hợp. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Phiếu học tập số 2 Câu 1. Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 21. Alkene, em hãy viết PTHH của phản ứng tổng hợp các polymer PE, PP từ các monomer tương ứng. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Câu 2. Viết PTHH của phản ứng tổng hợp các polymer từ monomer Vinyl clorua C2H3Cl .............................................................................................................................................. .Câu 3 Công thức cấu tạo của các monomer tạo thành PE và PP có chung đặc điểm gì? .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Phiếu học tập số 3 Câu 1: Nghiên cứu SGK, hoàn thành bảng thông tin sau: Câu 2. a) Dựa vào những đặc điểm nào mà chất dẻo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống? b) Cần chú ý điều gì khi sử dụng các đồ dùng bằng chất dẻo? Giải thích? .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ Câu 3. a) Nêu đặc điểm cấu tạo của các polymer tạo ra các loại tơ. b) Nêu sự giống và khác nhau giữa hai loại sợi bông và sợi tơ tằm. Giải thích tại sao Khái niệm Cách sử dụng, bảo quản Chất dẻo Tơ Cao su Vật liệu composite

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.