PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text A. VẬN DỤNG KIẾN THỨC NGỮ VĂN.docx

I. VẬN DỤNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. Một số yêu cầu sử dụng tiếng Việt theo chuẩn ngôn ngữ 1.1. Cách giải thích nghĩa của từ Nghĩa của từ là nội dung sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được biểu đạt trong từ. Một số cách giải thích nghĩa của từ: (1) Giải thích bằng trực quan; (2) Giải thích bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị; (3) Giải thích bằng cách cắt nghĩa và tổng hợp nghĩa các thành tố tạo nên từ; (4) Giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích vào ngữ cảnh sử dụng; (5) Giải thích bằng cách từ đồng nghĩa, trái nghĩa; (6) Giải thích bằng cách xác định nguồn gốc và phạm vị, thói quen sử dụng từ.  Sử dụng từ điển để tra cứu.  Đặt từ cần giải thích nghĩa vào ngữ cảnh để suy đoán và giải thích nghĩa của từ. Ví dụ: Xem giải thích nghĩa từ “thương hồ” ở ngữ liệu đọc hiểu đề 30 (cách 3); xem cách giải thích nghĩa từ “chìm” trong nhan đề văn bản đọc hiểu đề 29 (cách 4); xem cách giải thích nghĩa từ “bàn hoàn” ở ngữ liệu đọc hiểu đề 13 (cách 5); xem chú thích từ “gạn gùng” ở ngữ liệu đọc hiểu đề 7 (cách 6). 1.2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: đặc điểm, các nhân tố giao tiếp Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin nhận thức, tư tưởng, tình cảm và bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của con người đối với con người trong xã hội. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn diễn ra theo hai quá trình có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau (quá trình phát, quá trình nhận) và luôn chịu tác động chi phối của các nhân tố giao tiếp cơ bản: nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách thức giao tiếp.  Xác định các nhân tố giao tiếp trong văn bản bằng cách trả lời các câu hỏi: Ai nói/ viết...? Nói/ viết... cho ai? (nhân vật giao tiếp); Nói/ viết... về cái gì? (nội dung giao tiếp); Nói/ viết... trong hoàn cảnh nào? (hoàn cảnh giao tiếp), Nói/ viết... đế làm gì?/ nhằm mục đích gì? (mục đích giao tiếp); Người nói/ viết... sử dụng phương thức, phương tiện giao tiếp nào? (cách thức giao tiếp).  Nêu và nhận xét về mối quan hệ, vai trò, tác dụng của các nhân tố giao tiếp được thế hiện trong văn bản. Ví dụ: xem câu hỏi đọc hiểu 3 đề 28 (cách thức giao tiếp); câu hỏi đọc hiểu 1 đề 29 (nội dung giao tiếp); câu hỏi đọc hiểu 4 đề 22 (mục đích giao tiếp),... 1.3. Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản Phần bị tỉnh lược là phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn hoặc mục đích sử dụng của người tổ chức lại văn bản), được tỉnh lược đi nhằm giúp văn bản ngắn gọn hơn về dung lượng, thu hút sự tập trung của người đọc vào nội dung chính của văn bản được tổ chức lại.  Sử dụng dấu ngoặc vuông kết hợp với dấu ba chấm ([...]) để đánh dấu vị trí của phần văn bản đã được tỉnh lược Ví dụ: xem ngữ liệu đọc hiểu đề 9 đề 11. 1.4. Cách trích dẫn và ghi cước chú Trong văn bản, người viết có thể trích dẫn lời của người khác (thơ văn, lời nói, ý kiến,...) để xác thực nguồn gốc của thông tin, nội dung văn bản, đồng thời tăng thêm sức thuyết phục đối với người đọc, đảm bảo tính chính xác, khách quan của thông tin trong văn bản và thể hiện sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Có hai loại trích dẫn trong văn bản: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.  Cần ghi rõ nguồn gốc của phần trích dẫn (bao gồm tên tác giả, tên văn bản gốc, nơi công bố, thời gian công bố văn bản gốc) và vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc. Ví dụ: phần dẫn nguồn của văn bản đọc hiểu ở hầu hết các đề, đặc biệt các văn bản là đoạn trích.
1.5. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm các loại phổ biến sau: Các tín hiệu của cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, sự di chuyển,...); Các tín hiệu của kênh thị giác (màu sắc, đường nét, hình khối,... thể hiện qua hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...); Các tín hiệu của kênh thính giác (tiếng kêu, tiếng động, âm nhạc,...).  Quan sát văn bản, chỉ ra các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.  Nêu và làm rõ tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ (minh họa, giải thích thêm, bổ sung thông tin,...; làm tăng hiệu quả trong tiếp nhận của người đọc (người đọc hứng thú, dễ hiểu, dễ ghi nhớ,...). 1.6. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường thể hiện ở sự vi phạm có chủ ý những chuẩn mực, quy định của ngôn ngữ về âm, từ ngữ, câu, văn bản,... nhằm tạo ra sự đặc biệt, gây chú ý về hình thức ngôn ngữ, đồng thời bổ sung nội dung biểu đạt. Một số trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường thường gặp: (1) Tách từ, phá vỡ cấu tạo thông thường của từ phức, chêm xen thêm từ ngữ khác; (2) Sử dụng từ loại không đúng đặc điểm kết hợp (chuyển từ loại); (3) Kết hợp từ ngữ, câu một cách khác lạ, bất thường; (4) Đảo trật tự thông thường của các thành tố trong cụm từ, trong câu; (5) Sử dụng câu không theo mục đích nói vốn có; (6) Thay đổi vị trí hoặc chức năng của dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy; (7) Tỉnh lược thành phần chính của câu, tách một bộ phận câu thành câu, sử dụng câu đặc biệt,...  Căn cứ vào quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt và đặc điểm, tác dụng của các hiện tượng phá vỡ quy ước ngôn ngữ thông thường để xác định hiện tượng ngôn ngữ được nêu có phải là hiện tượng phá vỡ quy ước ngôn ngữ thông thường không (phân biệt với hiện tượng mắc lỗi sử dụng ngôn ngữ).  Nhận xét và làm rõ tác dụng của hiện tượng phá vỡ quy ước ngôn ngữ thông thường (thể hiện sự vật, hiện tượng, cảm xúc, nhận xét đặc biệt, tăng cường hiệu quả giao tiếp). Ví dụ: xem câu hỏi đọc hiểu 2 đề 19; ngữ liệu viết đoạn văn, phần viết (câu 1) đề 11,... 1.7. Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu Các tài liệu đã tham khảo cần được liệt kê đầy đủ, sắp xếp và thể hiện thông tin theo quy tắc trình bày: (1) xếp danh sách tài liệu tham khảo theo họ tên tác giả: Đối với tác giả nước ngoài thì xếp thứ tự theo họ tác giả (kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt); Đối với tác giả là người Việt Nam thì xếp thứ tự theo tên tác giả. (2) Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự: họ tên tác giả (hoặc bút danh đi cùng với tài liệu tham khảo), năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Nếu tài liệu tham khảo là bài báo thì cần nêu thêm tên tạp chí và số của các trang có bài báo. Trong trường hợp tài liệu tham khảo là báo cáo nghiên cứu được trình bày ở hội thảo nhưng chưa xuất bản thì ngoài thông tin về tác giả, năm công bố, tên tài liệu, cần nêu tên hội thảo và địa điểm tổ chức hội thảo. 1.8. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói - Ngôn ngữ nói là lời nói được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, được tạo lập và tiếp nhận tức thời; thường được thể hiện qua âm thanh ngôn ngữ (nên còn gọi là khẩu ngữ) trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày như: trò chuyện, trao đổi, phát biểu ý kiến, thảo luận,... Bên cạnh đó, ngôn ngữ nói cũng xuất hiện dưới hình thức chữ viết, ví dụ: tin nhắn (trên giấy, trên điện thoại), bình luận trên mạng xã hội, phần ghi chép lại cuộc phỏng vấn hay lời khai...
Phần đối thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm truyện, tác phẩm kịch, phần thể hiện cảm xúc, hô gọi trong các tác phẩm thơ là sự mô phỏng, tái tạo chất liệu ngôn ngữ nói để tạo ra ngôn ngữ nghệ thuật đặc biệt trong văn bản văn học. - Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong các văn bản khoa học, hành chính, văn học,... Các văn bản viết này cũng có thể được truyền tải bằng âm thanh, qua hình thức đọc bài diễn văn trước người nghe, đọc bản tin, đọc tác phẩm văn học qua phương tiện phát thanh, truyền hình,...  Nhận diện ngôn ngữ nói dựa vào một số đặc điểm nổi bật sau: Đa dạng về âm lượng, ngữ điệu, giọng điệu, sắc thái, phụ thuộc vào đặc điểm của người nói và hoàn cảnh giao tiếp; Đa dạng, linh hoạt về từ ngữ, cách sử dụng từ ngữ; Xuất hiện nhiều yếu tố khấu ngữ, phương ngữ, biệt ngữ, các kính ngữ, các từ ngữ chêm xen, đưa đẩy, trùng lặp, từ ngữ chưa được gọt giũa, trau chuốt lã càng; Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư rườm, trùng lặp hoặc bỏ lửng,..., linh hoạt trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp; Luôn kết hợp với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chi, điệu bộ, các biểu tượng cảm xúc,...  Nhận diện ngôn ngữ viết dựa vào một số đặc điểm sau: Sử dụng hệ thống chữ viết, dấu câu, các kí hiệu, công thức, sơ đồ,... để biểu đạt nội dung theo đặc điểm, yêu cầu của mỗi lĩnh vực giao tiếp; Từ ngữ được chọn lọc kĩ lưỡng, phù hợp với từng văn bản cụ thể (về phong cách văn bản, về lĩnh vực nội dung, về đối tượng tiếp nhận văn bản,...); Có thể sử dụng linh hoạt các kiểu câu, câu dài ngắn theo yêu cầu của phong cách văn bản, nhưng câu phải được tổ chức chuẩn mực, mạch lạc, chặt chẽ; Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,... để tăng hiệu quả giao tiếp cho văn bản. Ví dụ: xem câu hỏi đọc hiểu 1 đề 10. 1.9. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật Ngôn ngữ trang trọng được sử dụng trong hoạt động giao tiếp mang tính nghi thức (hoạt động chính trị, ngoại giao, hoạt động của nhà trường,...); ở hình thức nói là các bài trình bày, phát biểu, trao đổi ý kiến,...; ở hình thức viết là các văn kiện, báo cáo, bài nghiên cứu, đơn từ,...; được lựa chọn, gọt giũa, trau chuốt cẩn thận về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đảm bảo chuẩn mực về phong cách ngôn ngữ trong mỗi văn bản. Ngôn ngữ thân mật được sử dụng trong giao tiếp đời thường (giao tiếp với bạn bè, người thân, trao đổi mua bán, thư từ, nhật ký cá nhân,...); thường sử dụng các từ ngữ, lời nói, câu văn có sắc thái gần gũi, đời thường, dễ hiểu phù hợp với mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp; phổ biến trong giao tiếp đời thường; trong văn học, ngôn ngữ thân mật xuất hiện ở nhật kí văn học, thơ văn có sử dụng yếu tố khẩu ngữ, ngôn ngữ địa phương để tạo sắc thái ngôn ngữ riêng.  Dựa vào các đặc điểm nêu trên để xác định và làm rõ ngữ liệu được cung cấp là ngôn ngữ trang trọng hay ngôn ngữ thân mật.  Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ trang trọng hay ngôn ngữ thân mật trong việc thể hiện nội dung, mục đích của tác giả và tạo hiệu quả trong tiếp nhận của người nghe, người đọc. Ví dụ: xem ngữ liệu đoạn văn đề 4 (ngôn ngữ trang trọng), ngữ liệu viết đoạn văn đề 23 (ngôn ngữ thân mật). 2. Các biện pháp tu từ 2.1. Biện pháp tu từ chêm xen Biện pháp tu từ sử dụng cách thức xen thêm vào câu một thành phần biệt lập (từ, cụm từ, một câu hoặc một chuỗi câu) ngay sau bộ phận thể hiện thông tin chính để bổ sung ý nghĩa, gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu. Bộ phận chêm xen thường được tách biệt bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn.
 Nhận diện yếu tố chêm xen trong câu văn, dòng thơ qua các dấu hiệu hình thức (dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn) được người viết sử dụng để đánh dấu sự tách biệt với thông tin chính trong câu.  Nêu và làm rõ tác dụng của yếu tố chêm xen (bổ sung ý nghĩa, gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm của câu). Ví dụ: xem câu hỏi đọc hiểu 2 đề 5. 2.2. Biện pháp tu từ liệt kê Biện pháp tu từ sử dụng một chuỗi yếu tố cùng loại (sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,...) trong cùng một câu, một đoạn nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng, tạo hiệu quả, ấn tượng mạnh trong miêu tả, kể chuyện, trình bày và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.  Phát hiện chuỗi sự vật, sự việc, trạng thái,... được người viết kể ra và các dấu hiệu hình thức đi kèm (dấu hai chấm trước khi liệt kê; dấu phẩy sau mỗi sự vật, sự việc,... được liệt kê; dấu ba chấm hoặc kí hiệu v.v. sau chuỗi liệt kê) để xác định và gọi tên biện pháp tu từ.  Nêu và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê (Làm cho thông tin về đối tượng được nói đến hiện lên đầy đủ, rõ ràng, gây ấn tượng mạnh; Làm cho việc diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, hiệu quả hơn; Nhấn mạnh ý, chứng minh sáng rõ cho nhận định của tác giả...; Thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết trong tả, kể, thuyết phục,... theo đó, làm tăng tính biểu cảm cho lời nói, văn bản). Ví dụ: xem câu hỏi và đáp án câu 2 đề 9. 2.3. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc Biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu, sự liên kết cho lời nói, văn bản. Biện pháp lặp cấu trúc có thể xuất hiện trong phép đối.  Quan sát kĩ câu văn, đoạn văn, phát hiện các cụm từ, câu có cùng kiểu cấu trúc được sử dụng để xác định và gọi tên biện pháp tu từ lặp cú pháp.  Nêu và làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ lặp cú pháp (nhấn mạnh nội dung biểu đạt, tạo nhịp điệu, sự liên kết,...). Ví dụ: xem câu hỏi đọc hiểu 3 đề 6. 2.4. Biện pháp tu từ đối Biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cân xứng, hài hoà cho lời thơ, lời văn.  Quan sát ngữ liệu, phát hiện các từ ngữ, câu có cùng từ loại, cùng cấu trúc được sắp xếp sóng đôi với nhau để xác định và gọi tên biện pháp tu từ đối.  Nêu và làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ đối (nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cân xứng, hài hoà). Ví dụ: xem câu hỏi đọc hiểu 2 đề 9. 2.5. Biện pháp tu từ nói mỉa Biện pháp tu từ trong đó người viết dùng những từ ngữ có sắc thái trang trọng, tích cực nhưng lại đi kèm ngụ ý đánh giá ngược lại, nhằm mỉa mai, châm biếm, đả kích đối tượng được nói đến hoặc đùa vui, trêu chọc, nhắc khéo,... trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, gần gũi.  Đọc kĩ ngữ liệu, phát hiện mâu thuẫn giữa nghĩa hiển ngôn của lời nói (tích cực, ca tụng, trang trọng, trung lập, khách quan,,..) với nghĩa hàm ngôn (phê phán, phủ định,...); chú ý các yếu tố hình thức (từ ngữ khen ngợi, pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá, yếu tố nhại,...) để xác định và gọi tên biện pháp tu từ.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.