Content text Lớp 12. Đề giữa kì 2 (Đề số 9).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 9 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, Cl = 35,5, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Có thể sử dụng phương pháp điện phân dung dịch muối để điều chế dãy các kim loại nào sau đây? A. Mg, Cu, Zn. B. Fe, Al, Cr. C. Ag, Cu, Fe. D. Au, Ag, Ca. Câu 2. Ở nhiệt độ thường, có thể dùng thùng phuy bằng thép để đựng dung dịch nào sau đây? A. HCl đặc. B. H 2 SO 4 loãng. C. H 2 SO 4 đặc. D. HNO 3 loãng. Câu 3. Cấu hình electron nào sau đây không phải của nguyên tử kim loại? A. [Ne]3s 2 3p 3 . B. [Ne]3s 2 . C. [Ar]3d 3 4s 2 . D. [Ar]3d 6 4s 2 . Câu 4. Nếu dùng kim loại kẽm thì có thể tách được từng kim loại trong dãy ion kim loại riêng biệt nào sau đây? A. Sn 2+ , Pb 2+ , Cu 2+ . B. Mg 2+ , Pb 2+ , Cu 2+ . C. Pb 2+ , Ag + , Al 3+ . D. Ag + , Cu 2+ , Na + . Câu 5. Các đơn chất kim loại có một số tính chất vật lí chung là do A. chúng có cấu trúc mạng tinh thể. B. chúng có các electron tự do. C. chúng có ít electron hóa trị. D. chúng có năng lượng ion hóa nhỏ. Câu 6. Kim loại tungsten (W) được sử dụng làm dây tóc bóng điện. Ứng dụng này được dựa trên cơ sở tính chất vật lí nào sau đây của tungsten? A. Tính dẫn nhiệt. B. Tỉ trọng nhỏ. C. Tính dẻo. D. Nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 7. Nếu vật dụng được làm bằng tôn (sắt tráng kẽm) bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm thì A. kẽm đóng vai trò là cathode và bị oxi hóa. B. sắt đóng vai trò là cathode và bị oxi hóa. C. kẽm đóng vai trò là anode và bị oxi hóa. D. sắt đóng vai trò là anode và bị oxi hóa. Câu 8. Người ta có thể tách các cation kim loại ra khỏi dung dịch bằng cách điện phân phân đoạn (điện phân khống chế hiệu điện thế áp đặt vào hai cực), khi đó cation có tính oxi hoá lớn hơn sẽ điện phân trước và tách ra trước. Điện phân phân đoạn (với điện cực trơ) dung dịch có chứa các ion Ag + , Cu 2+ , Ni 2+ và Mg 2+ với anion là NO 3 - . Cation nào sẽ điện phân trước tại cathode? A. Ni 2+ . B. Cu 2+ . C. Mg 2+ . D. Ag + . Câu 9. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Ba. B. Li. C. Al. D. Cu. Câu 10. Ở điều kiện thường, các đơn chất kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể A. lập phương tâm khối. B. lập phương tâm diện. C. lục phương. D. tùy vào bản chất của từng nguyên tố. Câu 11. Nếu thực hiện hoàn toàn các quá trình thì trường hợp nào sau đây không còn tồn tại ion Na + ? A. Nhiệt phân NaHCO 3 . B. Điện phân dung dịch NaOH. C. Điện phân nóng chảy NaCl. D. Điện phân dung dịch NaCl. Câu 12. Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra kim loại? A. Nung hỗn hợp gồm quặng apatite và than cốc trong lò đứng. B. Đốt quặng pyrite trong oxygen. C. Đốt quặng silver sulfide trong oxygen dư. D. Nung hỗn hợp gồm quặng bauxite và than cốc trong lò điện. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. Mã đề thi: 999
B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. Các kim loại kiềm nhẹ hơn nước. D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Câu 14. Cho các phát biểu: (a) Hợp kim được sử dụng trong đời sống và sản xuất phổ biến hơn so với kim loại. (b) Kim loại A có nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại B, nhiệt độ nóng chảy của hợp kim A-B luôn cao hơn nhiệt độ nóng chảy của B. (c) Tính chất hoá học của hợp kim thường tương tự tính chất của các kim loại thành phần. (d) Hợp kim có thể cứng hơn rất nhiều các kim loại tạo nên nó. (e) Hợp kim thường khó bị oxi hoá hơn các đơn kim loại thành phần. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 15. Người ta tách kim loại Ag bằng phương pháp cyanide: Nghiền nhỏ quặng silver sulfide (chứa Ag 2 S, Ag) rồi hoà tan bằng dung dịch NaCN, lọc lấy phần dung dịch chứa phức Na[Ag(CN) 2 ]. Sau đó dùng Zn (dư) để khử ion Ag + trong phức thu được dung dịch chứa Na 2 [Zn(CN) 4 ) và chất rắn chứa Ag và Zn. Cuối cùng dùng dung dịch H 2 SO 4 , (loãng, dư) để hoà tan Zn dư và thu được Ag. Nếu sử dụng 1,50 kg Zn thì sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,52 kg chất rắn gồm Ag và Zn dư. Hỏi lượng Ag thu được trong quá trình này là bao nhiêu kg? A. 2,75. B. 4,32. C. 2,16. D. 3,24. Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. B. Ăn mòn hóa học là sự phá hủy kim loại dưới tác dụng của môi trường. C. Ăn mòn điện hóa là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hóa. D. Ăn mòn điện hóa xảy ra khi hai kim loại được nhúng vào dung dịch chất điện li. Câu 17. Sodium bicarbonate (NaHCO 3 ) được dùng để làm thuốc đau dạ dày do thừa acid. Khi sử dụng thuốc sẽ xảy ra phản ứng trung hoà acid trong dạ dày: HCO 3 - + H + → H 2 O + CO 2 . Trong phản ứng trên NaHCO 3 thể hiện tính chất A. acid. B. base. C. lưỡng tính. D. trung tính. Câu 18. Để mạ chromium (Cr) cho một vật, người ta điện phân dung dịch chứa K 2 Cr 2 O 7 và H 2 SO 4 với một điện cực là vật cần mạ chromium. Vật cần mạ được nối với cực nào của dòng điện một chiều và được gọi là anode hay cathode? A. Cực âm, cathode. B. Cực âm, anode. C. Cực dương, anode. D. Cực dương, cathode. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Vỏ tàu biển làm bằng thép, khi sử dụng lâu ngày sẽ bị gỉ. a. Vỏ tàu bị gỉ chủ yếu do xảy ra ăn mòn điện hoá học. b. Để chống sự ăn mòn vỏ tàu người ta phải phủ kín vỏ tàu bằng một lớp sơn. c. Vỏ tàu bị ăn mòn là do sắt tác dụng với NaCl trong nước biển. d. Người ta gắn một số tấm kẽm (Zn) vào phần chìm dưới nước của vỏ tàu để hạn chế sự ăn mòn. Câu 2. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều tồn tại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể. b. Cho mẫu nhỏ Na vào dung dịch FeSO 4 , thu được chất rắn là kim loại Fe. c. Tái chế kim loại là giải pháp giúp con người sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên. d. Dùng bột sulfur (S) để xử lý thuỷ ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ. Câu 3. Trong công nghiệp, một lượng lớn NaHCO 3 và Na 2 CO 3 được sản xuất theo phương pháp Solvay bằng cách cho khí CO 2 (lấy từ nhiệt phân đá vôi) vào dung dịch chứa sodium chloride (NaCl) bão hoà và ammonia (NH 3 ) bão hoà. CO 2 (aq) + H 2 O(l) + NH 3 (aq) + NaCl(aq) ⇀ ↽ NH 4 Cl(aq) + NaHCO 3 (s) (1)