Content text Bài 13. Sáng tạo đồ chơi chuyển động.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 13: SÁNG TẠO ĐỒ CHƠI CHUYỂN ĐỘNG (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Hiểu về nguyên lí chuyển động trong đồ chơi mô hình. - Phác thảo được hình dáng đồ chơi có nguyên lí chuyển động. - Mô phỏng được đồ chơi có yếu tố thẩm mĩ và cơ cấu chuyển động. - Chia sẻ được ý tưởng sử dụng sản phẩm. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực mĩ thuật: - Hiểu về nguyên lí chuyển động trong đồ chơi mô hình. - Phác thảo và mô phỏng hình dáng đồ chơi có nguyên lí chuyển động. 3. Phẩm chất
2 - Nhân ái: Có ý thức tôn trọng sản phẩm và sự sáng tạo của bạn cũng như sản phẩm do người khác tạo ra; tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của mỗi người. - Chăm chỉ: Có ý thức tham gia thảo luận, thực hành sản phẩm, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào học tập và đời sống hằng ngày. - Trung thực: Trung thực trong sáng tạo sản phẩm. - Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Mĩ thuật 9 – Cánh diều. - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, vở thực hành Mĩ thuật 9 – Cánh diều. - Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo, bìa,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giới thiệu bài học, định hướng khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật. c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật. - GV chia HS cả lớp thành 4 đội và trả lời câu hỏi (gồm 7 ô chữ): Đồ chơi “Con lắc Newton” áp dụng nguyên lí chuyển động nào?
3 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: D A O Đ Ộ N G - GV yêu cầu HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta cùng vào học bài hôm nay, Bài 13 – Sáng tạo đồ chơi chuyển động. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Quan sát – nhận thức (25 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của đồ chơi chuyển động cơ học; cách tạo hình, màu sắc và vẻ đẹp của mô hình đồ chơi. b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin mục Quan sát – Nhận thức SGK tr.55, 56 và thực hiện nhiệm vụ được giao. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS liên quan đến các hình ảnh và chuẩn kiến thức của GV. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm khai thác hình ảnh, thông tin mục Quan sát – Nhận thức SGK tr.55, 56 kết hợp tìm hiểu thêm 1. Quan sát – Nhận thức - Đồ chơi chuyển động cơ học sử dụng nhiều cơ cấu khác nhau:
4 thông tin trên sách, báo, internet và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1 + 2: Chọn một mô hình đồ chơi và mô tả cấu tạo, nguyên lí chuyển động của sản phẩm. + Nhóm 3 + 4: Trình bày tạo hình, màu sắc và vẻ đẹp của các mô hình đồ chơi. + Nhóm 5 + 6: Giới thiệu, mô tả một đồ chơi chuyển động khác mà em biết. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về đồ chơi có cơ cấu chuyển động: + Chuyển động quay tròn. + Chuyển động tuyến tính (di chuyển theo đường thẳng rồi dừng lại). + Chuyển động tịnh tiến (di chuyển tới lui liên tục theo đường thẳng). + Chuyển động dao động. - Có nhiều cách tạo ra cơ cấu giúp đổi hướng chuyển động: + Cơ cấu bánh răng. + Cơ cấu đòn bẩy. + Cơ cấu ròng rọc. + Cơ cấu lên dây cót. - Thiết kế đồ chơi đảm bảo các yêu cầu căn bản: + Tính thẩm mĩ. + Tính giải trí. + Tính giáo dục. + Tính tiện dụng.