PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 2. KHÁI NIỆM ĐIỆN TRƯỜNG (File HS ).docx


- Đường sức điện là những đường có hướng. - Đường sức điện của điện trường tĩnh là đường cong không khép kín. - Quy ước: Nơi nào điện trường lớn vẽ đường sức điện mau và ngược lại nơi điện trường nhỏ vẽ đường sức điện thưa. II. BÀI TẬP ÔN LÝ THUYẾT A - BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT Câu 1. Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: a. Điện trường là một dạng vật chất bao quanh ……………. và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng ………………………. lên các điện tích khác đặt trong nó. b. Cường độ điện trường tại một điểm Là đại lượng đặc trưng cho …………………… của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực. c. Vectơ cường độ điện trường có Phương …………………… của lực điện tác dụng lên điện tích thử q. d. Véctơ cường độ điện trường E→ do một điện tích điểm q gây ra tại một điểm có chiều: ………………….. điện tích dương, ……………….. điện tích âm e. Đường sức điện Là đường mà ………………… tại mỗi điểm là giá của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó. f. Qua mỗi điểm trong điện trường có một ……………………. và chỉ một mà thôi. g. Đường sức điện của điện trường tĩnh là đường …………………………… h. Quy ước: Nơi nào điện trường lớn vẽ đường sức điện ……………. và ngược lại nơi điện trường nhỏ vẽ đường sức điện……………….. B – BÀI TẬP NỐI CÂU Câu 2. Hãy nối những tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B CỘT A CỘT B Vecto cường độ điện trường Đường sức điện Điện trường Cường độ điện trường Là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm là giá của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực Có phương trùng với phương của lực điện tác dụng lên điện tích thử q. Là một dạng vật chất bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích.
C – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm E = F/q thì F và q là gì? A. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường. B. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường. C. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích thử. D. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích thử. Câu 2: (SBT KN) Những đường sức điện của điện trường xung quanh một điện tích điểm có dạng là A. những đường cong và đường thẳng có chiều đi vào điện tích . B. những đường thẳng có chiều đi vào điện tích . C. những đường cong và đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích . D. những đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích . Câu 3 : Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường? A. Niuton. B. Culong. C. Vôn kế mét. D. Vôn trên mét. Câu 4 : Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn kết luận đúng. A. A là điện tích dương, B là điện tích âm. B. A là điện tích âm, B là điện tích dương. C. Cả A và B là điện tích dương. D. Cả A và B là điện tích âm. AB tích. Câu 5: (SBT KN) Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về A. phương của vectơ cường độ điện trường. B. chiều của vectơ cường độ điện trường. C. phương diện tác dụng lực. D. độ lớn của lực điện. Câu 6: (SBT KN) Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và A. tác dụng lực lên mọi vật đặt trong nó. B. tác dụng lực điện lên mọi vật đặt trong nó. C. truyền lực cho các điện tích. D. truyền tương tác giữa các điện Câu 7: (SBT KN) Đơn vị của cường độ điện trường là A. N. B. N/m. C. V/m. D. V.m Câu 8: (SBT KN)
Đại lượng nào dưới đây không liên quan tới cường độ điện trường của một điện tích điểm Q đặt tại một điểm trong chân không? A. Khoảng cách r từ Q đến điểm quan sát. B. Hằng số điện của chân không. C. Độ lớn của điện tích Q. D. Độ lớn của điện tích Q đặt tại điểm quan sát. Câu 9: (SBT KN) Cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường bất kì là đại lượng A. vectơ, có phương, chiều và độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm . B. vectơ, chỉ có độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm . C. vô hướng, có giá trị luôn dương. D. vô hướng, có thể có giá trị âm hoặc dương. Câu 10: Những đường sức điện nào vẽ ở hình dưới là đường sức của điện trường đều? Hình 1Hình 2Hình 3 A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Không hình nào. Câu 11: (SBT KN) Đường sức điện cho chúng ta biết về A. độ lớn của cường độ điện trường của các điểm trên đường sức điện. B. phương và chiều của cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức điện. C. độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử q. D. độ mạnh yếu của điện trường. Câu 12: (SBT CTST) Đơn vị của cường độ điện trường là: A. V/m; C/N B. V.m; N/C C. V/m; N/C D. V.m; C/N Câu 13: Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm? A. Điện tích Q. B. Điện tích thử q. C. Khoảng cách r từ Q đến q. D. Hằng số điện môi của môi trường Câu 14: Chọn câu trả lời đúng kí hiệu đơn vị của cường độ điện trường A. N B. C C. V/m D. Nm 2 /C 2 Câu 15: Khái niệm nào sau đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm? A. Điện tích B. Điện trường C. Cường độ điện trường D. Đường sức điện Câu 16: Trong các đại lượng vật lí sau đây, đại lượng nào là véctơ A. Điện tích B. Cường độ điện trường C. Điện trường D. Đường sức điện

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.