Content text Chương 2- Đánh giá, đo lường và thiết kế nghiên cứu tính cách.docx
P A G E \ * M E R G E F O R M A T 1 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU TÍNH CÁCH Miễn trừ trách nhiệm: Tài liệu này được dịch thuật với mục đích phục vụ cho khóa học trực tuyến miễn phí: “Tâm lý học Tính cách - Personality Psychology” do PsyMe.org tổ chức cho cộng đồng. Mọi nội dung trong tài liệu này chỉ được sử dụng cho mục đích học tập trong khóa học, không nhằm mục đích thương mại. Mọi hình thức sao chép, trích dẫn hoặc chia sẻ, phát tán tài liệu này dưới bất kỳ hình thức nào ra bên ngoài phạm vi khóa học đều không được PsyMe cho phép. PsyMe không chịu trách nhiệm về bất kỳ tranh chấp nào phát sinh liên quan đến việc sử dụng tài liệu này vượt quá phạm vi đã đề cập ở trên.
Tưởng tượng rằng cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra. Bạn phải đối mặt với việc lựa chọn một trong hai ứng cử viên. Tính cách của các ứng cử viên có thể chứng minh là rất quan trọng đối với bạn. Làm thế nào họ giữ được căng thẳng? Thái độ của họ với việc phá thai hoặc kiểm soát súng là gì? Họ có cứng rắn trong việc đàm phán với các lãnh đạo ở các quốc gia khác không? Chương này liên quan đến các phương tiện mà chúng ta thu thập thông tin từ tính cách về những người khác – các nguồn mà từ đó chúng ta thu thập được dữ liệu tính cách và các thiết kế nghiên cứu chúng ta sử dụng trong nghiên cứu khoa học về tính cách. Much of the discussion surrounding political candidates involves their personalities. Left © actionsports/123RF RF; Right © a katz/Shutterstock.com RF Khi cân nhắc giữa hai ứng cử viên tổng thống, bạn có thể muốn biết liệu họ nói gì về giá trị và thái độ - thông qua một bản tự báo cáo / self-report. Bạn có thể muốn biết liệu những người khác nói về điểm mạnh trong việc giao dịch với các lãnh đạo nước ngoài – thông qua một bản báo cáo từ những người quan sát / observer report. Bạn cũng có thể muốn đặt các ứng cử viên vào một tình huống được kiểm soát hơn như là một cuộc tranh luận, và xem mỗi bên thể hiện ra sao để thu thập dữ liệu kiểm tra / test data (T-data). Hơn nữa, bạn có thể muốn biết về các sự kiện nhất định trong cuộc đời của họ, như là liệu họ có từng sử dụng ma túy bất hợp pháp, bị bắt, trốn quân dịch, ly hôn hay từng vướng vào vụ bê bối tình dục nào chưa – dữ liệu lịch sử cuộc đời / life history data. Mỗi nguồn dữ liệu trong số này đều tiết lộ nhiều điều về tính cách của các ứng cử viên tổng thống, nhưng mỗi nguồn đều không đầy đủ và có thể bị sai lệch. (For fascinating personality analyses of presidential candidates, see Immelman, 2002; O'Donnell & Rutherford, 2016; Post, 2003; and Renshon, 1998, 2005.) Ứng cử viên có thể tự báo cáo về một lý lịch hoành tráng về các giao dịch thương mại
thành công, nhưng sau đó các hồ sơ thực tế cho thấy có lịch sử từng phá sản và các hóa đơn nợ thanh toán. Những người quan sát có thể báo cáo rằng ứng cử viên là trung thực, nhưng họ có thể không biết về những lời nói dối mà ứng viên đã kể. Một cuộc tranh luận có thể cho thấy một ứng viên theo hướng tích cực, nhưng có lẽ ứng cử viên kia đã bị ốm ngày hôm đó. Và hồ sơ công khai về việc phục vụ trong quân đội có thể không tiết lộ mối quan hệ gia đình khiến ứng cử viên tránh chiến đấu. Mỗi nguồn dữ liệu cung cấp thông tin quan trọng. Nhưng bản thân mỗi nguồn dữ liệu, đều là một bức tranh chưa hoàn chỉnh. Chương này gồm ba chủ đề chính liên quan đến đánh giá và nghiên cứu về tính cách. Chủ đề đầu tiên liên quan đến vị trí chúng ta nhận thông tin – các nguồn dữ liệu tính cách và các thang đo thực tế mà các nhà tâm lý học tính cách sử dụng. Chủ đề thứ ba gắn liền với cách chúng ta sử dụng các thang đo này trong các thiết kế nghiên cứu thực tế để nghiên cứu tính cách. Các nguồn dữ liệu tính cách Có lẽ nguồn thông tin rõ ràng nhất về một người là dữ liệu tự báo cáo / self-report data (S-data) thông tin người đó tiết lộ. Rõ ràng là không phải ai cũng luôn luôn cung cấp các thông tin chính xác về bản thân vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như là muốn thể hiện bản thân một cách tích cực. Tuy nhiên, các tạp chí công bố nghiên cứu mới nhất về tính cách tiết lộ rằng bản tự báo cáo vẫn là phương pháp đo lường tính cách phổ biến nhất. Dữ liệu tự báo cáo (S-Data) Dữ liệu tự báo cáo có thể thu thập từ nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm phỏng vấn đặt câu hỏi cho một người, báo cáo định kỳ bởi một người tự ghi chép lại các sự kiện xảy ra, và các bảng hỏi. Phương pháp bảng hỏi, trong đó các cá nhân phản hồi một loạt các mục yêu cầu về bản thân họ, cho đến nay vẫn là phương pháp đánh giá tự báo cáo được sử dụng nhất. Có nhiều lý do chính đáng để sử dụng bản tự báo cáo. Lý do rõ ràng nhất là mỗi cá nhân có quyền truy cập vào vô số các thông tin về bản thân họ mà bất kỳ ai cũng không thể biết được, như là mức độ lo lắng thường xuyên của họ (E.G., Vazire, 2010). Các cá nhân có thể báo cáo về cảm giác, cảm xúc, mong muốn, niềm tin, và các trải nghiệm riêng tư. Họ có thể báo cáo về lòng tự trọng cũng như nhận thức được về lòng tự trọng mà người khác nghĩ về họ. Họ có thể báo cáo về những nỗi sợ và tưởng tượng trong thâm tâm. Và họ có thể báo cáo về các mục tiêu trước mắt và dài hạn. Bởi vì khả năng phong phú của thông tin, bản tự báo cáo là một nguồn dữ liệu tính cách không thể thiếu. Bản tự báo cáo có thể có nhiều dạng khác nhau, từ dạng mở “điền vào ô trống” đến các câu hỏi bắt buộc lựa chọn đúng – sai. Đôi khi chúng được gọi là bài kiểm tra tính cách không có cấu trúc kết thúc mở, như là “Nói cho tôi biết về những bữa tiệc mà bạn thích nhất”) và có cấu trúc (“Tôi thích những bữa
tiệc ồn ào và đông người” – trả lời “đúng” hoặc “sai”). Một ví dụ điển hình của một bản báo cáo dạng mở là Bài kiểm tra 20 câu / Twenty Statements Test (TST) (Xem bài đọc thêm ở trang sau để biết thêm chi tiết). Trong bài kiểm tra này, người tham gia nhận được một tờ giấy gần như để trống, ngoại trừ có các từ “Tôi là” lặp lại 20 lần. Có khoảng cách giữa mỗi câu của từng phần và người tham gia được yêu cầu hãy hoàn thành chúng. Ví dụ, một người có thể nói, theo thứ tự: Tôi là một người phụ nữ; Tôi 19 tuổi; Tôi hay ngại; Tôi thông minh; Tôi là người thích những đêm yên tĩnh ở nhà; Tôi là người hướng nội; và v.v. Các công cụ sử dụng các bài dạng mở yêu cầu các lược đồ mã hóa để phân loại các câu trả lời mà chúng nhận được. Nói cách khác, các nhà tâm lý học phải tìm ra cách chấm điểm hoặc diễn giải các câu trả lời của người tham gia. Để biết người phụ nữ trong ví dụ của chúng ta là người có tính cách hướng ngoại như thế nào, nhà tâm lý học có thể đếm xem có bao nhiêu câu trả lời đề cập đến các đặc điểm xã hội. Phổ biến hơn bảng hỏi dạng mở là các bảng hỏi tính cách có cấu trúc, trong đó các lựa chọn trả lời được cung cấp sẵn. Dạng đơn giản nhất của bảng hỏi tự báo cáo có cấu trúc liên quan đến các tính từ mô tả nét tính cách / trait-descriptive adjectvies, như là năng động, tham vọng, lo âu, kiêu ngạo, nghệ thuật, hào phóng, thích giao du, tham lam, tốt bụng, bài ngoại và ngu đần. Các cá nhân cho biết những tính từ có mô tả họ không. Dạng đơn giản nhất để đưa ra các thuật ngữ này là một danh sách, như là Danh sách các tính từ kiểm tra / Adjective Check List (ACL) (Gough, 1980). Để hoàn thành ACL, các cá nhân chỉ đánh dấu tick bên cạnh các tính từ mà họ cảm thấy mô tả chính xác và bỏ trống mục không mô tả họ. Một phương pháp phức tạp hơn liên quan đến việc yêu cầu người tham gia chỉ ra ở dạng số mức độ mà mỗi thuật ngữ nét tính cách đặc trưng, chẳng hạn như ở thang điểm 7 từ 1 (đặc điểm ít giống nhất) đến 7 (đặc trưng nhất). Đây được gọi là tháng đánh giá Likert – Likert Rating Scale (đặt theo tên người phát minh), và nó chỉ đơn giản là một cách để ai đó thể hiện bằng các số về mức độ mà một nét tính cách cụ thể mô tả về họ. Một thang Likert điển hình trông như sau: Thông thường nhất, một thang đo tính cách bao gồm tổng điểm trên một loạt các thang đánh giá cá nhân. Ví dụ thang đánh giá tính cách dựa trên mức độ hoạt động, có thể gồm tổng điểm của các thang về năng lượng, sự năng động và sự hoạt bát. ENERGETIC 1 2 3 4 5 6 7