Content text 1052. LG De HSG Thai Binh nam 2024 - 2025.pdf
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 1 ĐỀ HSG 9 THÁI BÌNH NĂM 2024 - 2025 Câu 1. (2,0 điểm). Hình vẽ dưới đây lần lượt là sơ đồ cấu tạo của nguyên tử các nguyên tố A, B: a. Cho biết vị trí của nguyên tố A, B trong bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm)? b. Viết công thức hoá học hợp chất của các nguyên tố A, B lần lượt với nguyên tố hydrogen, nguyên tố sodium. Cho biết liên kết trong phân tử của mỗi hợp chất đó thuộc loại liên kết hoá học nào? c. Khi trời mưa có sấm sét, đơn chất A có thể phản ứng với đơn chất B, qua các quá trình chuyển hoá trong tự nhiên tạo ra một loại phân bón hoá học. Đó là loại phân bón nào? Giải thích? Hướng dẫn a. Nguyên tố A: ô thứ 7, chu kì 2, nhóm VA A là nguyên tử của nguyên tố nitrogen. Nguyên tố B: ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA B là nguyên tử của nguyên tố oxygen. b. Công thức hóa học của A với hydrogen: NH3, N2H4, HN3,... Liên kết hóa học của các nguyên tử trong NH3, N2H4, HN3 là liên kết cộng hóa trị. Công thức hóa học của A với sodium: Na3N, NaN3,... Liên kết hóa học trong Na3N là liên kết ion; liên kết hóa học trong NaN3 gồm liên kết ion giữa Na+ và N3 − , liên kết cộng hóa trị trong N3 − . Công thức hóa học của B với hydrogen: H2O, H2O2 Liên kết hóa học của các nguyên tử trong H2O, H2O2 là liên kết cộng hóa trị. Công thức hóa học của B với sodium: Na2O, Na2O2. Liên kết hóa học trong Na2O là liên kết ion; liên kết hóa học trong Na2O2 gồm liên kết ion giữa Na+ và 2 O2 − , liên kết cộng hóa trị trong 2 O2 − . c. Khi có sấm sét các quá trình chuyển hoá trong tự nhiên tạo ra phân đạm: sÊm sÐt 2 2 2 2 2 2 2 3 N O 2NO 2NO O 2NO 4NO O 2H O 4HNO + ⎯⎯⎯⎯→ + → + + → Câu 2. (2,0 điểm) Một hợp chất A được tạo thành từ hai ion M2+ và X − . Các ion được tạo ra từ các nguyên tử tương ứng. Tổng số electron trong phân tử A là 54. Ion M2+ có số electron bằng số electron trong ion X − . a. Xác định nguyên tố M, X và hợp chất A? b. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử hợp chất A. c. Hợp chất A là một chất hút ẩm phổ biến được sử dụng trong công nghiệp. Hãy cho ví dụ về năm khí có thể dùng cả A hoặc H2SO4 đặc, để làm khô. Hướng dẫn a. Công thức hóa học của A: MX2.
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 2 M X M M X X P 2.P 54 P 20 M : Ca P 2 P 1 P 17 X : Cl + = = − = + = Công thức hóa học của A: CaCl2. Nhận xét: Đề cho không chính xác, liên kết ion tạo thành tinh thể ion gồm nhiều ion Ca2+ và Cl− và một nguyên tố trong hợp chất là hỗn hợp của nhiều đồng vị. b. c. CaCl2 khan và H2SO4 đặc cùng làm khô được các khí sau: O2, N2, CO2, SO2, HCl. Câu 3. (2,0 điểm) Hàm lượng cho phép của sulfur trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng sulfur trong một loại than đá, người ta lấy 50,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa carbon dioxide, sulfur dioxide được dẫn vào nước tạo ra 200,0 mL dung dịch X. Biết rằng tất cả sulfur dioxide đã tan vào nước. Lấy 10,0 mL dung dịch X cho tác dụng với dung dịch KMnO4 0,005 M thì thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là 12,0 mL. Biết sản phẩm của phản ứng với dung dịch KMnO4 là K2SO4, MnSO4, H2SO4. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Hàm lượng sulfur trong loại than đá trên có thuộc giới hạn cho phép không? Tại sao? c. Trong các sản phẩm tạo thành của quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, carbon dioxide là nhân nguyên chính gây hiệu ứng nhà kính; sulfur dioxide là nguyên nhân chính gây mưa acid. Đề xuất một số biện pháp để giảm thiểu các khí trên. Hướng dẫn a.b. KMnO4 n 0,005.12 0,06 mmol = =
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 3 o o t 2 2 t 2 2 2 4 2 4 2 4 2 4 C O CO S O SO 5SO 2KMnO 2H O 2MnSO K SO 2H SO 0,15 0,06 mmol + ⎯⎯→ + ⎯⎯→ + + → + + 2 2 3 SO (10 mL dd X) SO (200 mL dd X) 3 S 200 n 0,15 mmol n .0,15 3 mmol 3.10 mol 10 32.3.10 %m .100% 0,192% 0,3% 50 − − = = = = = = Hàm lượng sulfur trong loại than đá trên thuộc giới hạn cho phép. c. Một số biện pháp giảm thiểu các khí SO2, CO2: + Dẫn khí thải qua dung dịch nước vôi trong dư: 2 2 3 2 2 2 3 2 SO Ca(OH) CaSO H O CO Ca(OH) CaCO H O + → + + → + + Dùng nhiên liệu sạch như H2. Câu 4. (2,0 điểm) Cho 0,325 gam Zn tác dụng với 50,0 mL HCl 20% (D = 1,1 g/mL) ở nhiệt độ thường. Thể tích khí H2 thu được trong thời gian 240 giây, mỗi lần đo cách nhau 30 giây. Kết quả thu được như sau: Thời gian (giây) 0 30 60 90 120 150 180 210 240 Thể tích (cm3 ) 0 40 64 84 100 112 118 120 120 a. Tỉnh tốc độ phản ứng (theo cm3 /giây) sau mỗi 30 giây và cho biết tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào ? b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối sau khi phản ứng kết thúc. c. Nêu 3 cách để làm tăng tốc độ của phản ứng trên. Hướng dẫn a. Phương trình hóa học: Zn 2HCl ZnCl H + → + 2 2 Tốc độ phản ứng từ 0 đến 30 giây: 40 0 3 1,33 cm / s 30 0 − = = − Tốc độ phản ứng từ 30 đến 60 giây: 64 40 3 0,8 cm / s 60 30 − = = − Tốc độ phản ứng từ 60 đến 90 giây: 84 64 3 0,67 cm / s 90 60 − = = − Tốc độ phản ứng từ 90 đến 120 giây: 100 84 3 0,53 cm / s 120 90 − = = − Tốc độ phản ứng từ 120 đến 150 giây:
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 4 112 100 3 0, 4 cm / s 150 120 − = = − Tốc độ phản ứng từ 150 đến 180 giây: 118 112 3 0,2 cm / s 180 150 − = = − Tốc độ phản ứng từ 180 đến 210 giây: 120 118 3 0,067 cm / s 210 180 − = = − Tốc độ phản ứng từ 210 đến 240 giây: 120 120 3 0 cm / s 240 210 − = = − Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian. b. 2 Zn HCl 3 H 0,325 n 0,005 mol 65 50.1,1.20% n 0,3 mol 36,5 120.10 n 0,005 mol 24 − = = = = = Phản ứng kết thúc là khi lượng khí không tăng thêm được nữa. 2 m m m m 0,325 50.1,1 2.0,005 55,315 gam dd muèi Zn dd HCl H = + − = + − = Zn 2HCl ZnCl H 2 2 0,005 0,005 0,005 mol + → + 2 136.0,005 C%(ZnCl ) .100% 1,23% 55,315 = = c. 3 cách để tăng tốc độ phản ứng: Cách 1: Dùng Zn ở dạng bột Cách 2: Tăng nồng độ dung dịch HCl Cách 3: Tăng nhiệt độ.