PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHƯƠNG 8. XÁC SUẤT.pdf

CHƯƠNG VIII. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH XÁC SUẤT ĐƠN GIẢN BÀI 25. PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU A. LÝ THUYẾT 1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu: ➢ Một hoặc một số hành động, thực nghiệm được tiến hành liên tiếp hay đồng thời mà kết quả của chúng không thể biết được trước khi thực hiện nhưng có thể liệt kê được tất cả các kết quả có thể xảy ra, được gọi là một phép thử ngẫu nhiên, gọi tắt là phép thử. ➢ Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử (gọi tắt là tập tất cả các kết quả có thể của phép thử) được gọi là không gian mẫu của phép thử. ➢ Không gian mẫu của phép thử được ký hiệu là Ω 2. Ví dụ a) Ví dụ 1: Bạn Lan gieo một con xúc xắc và bạn Hòa gieo một đồng xu. Quan sát số chấm xuất hiện trên con xúc xắc và mặt xuất hiện của đồng xu. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử? Lời giải a. Phép thử của bạn Lan là gieo một con xúc xắc và bạn Hòa gieo một đồng xu. Kết quả của phép thử là số chấm xuất hiện trên con xúc xắc và mặt xuất hiện của đồng xu (mặt sấp (S), mặt ngửa (N)). b. Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng sau: Xúc xắc Đồng xu 1 2 3 4 5 6 S (1,S) (2,S) (3,S) (4,S) (5,S) (6,S) N (1,N) (2,N) (3,N) (4,N) (5,N) (6,N) Mỗi ô là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 12 ô của bảng trên. Do đó không gian mẫu của phép thử là:  = (1, ; 2, ; 3, ; 4, ; 5, ; 6, ; 1, ; 2, ; 3, ; 4, ; 5, ; 6, S S S S S S N N N N N N ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) Vậy không gian mẫu có 12 phần tử. b) Ví dụ 2: Một hộp kín đựng 4 quả bóng có cùng khối lượng và kích thước, được đánh số 1;2;3;4. Lấy mẫu ngẫu nhiên lần lượt hai quả bóng từ hộp. Quả bóng được lấy ra lần đầu không trả lại vào hộp. Quan sát hai số ghi trên hai quả bóng được lấy ra. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử? Lời giải a. Phép thử là lấy ngẫu nhiên lần lượt hai quả bóng từ hộp. Quả bóng được lấy lần đầu không trả vào hộp.


đó mang toàn bộ bi ở hộp thứ 2 cho vào hộp thứ nhất lắc đều (viên bi đã lấy không trả lại hộp). Tiếp tục lấy viên bi thứ hai. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 15. Từ ba chữ số tự nhiên 1; 2; 3 ta lập các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 16. Từ bốn chữ số tự nhiên 1; 2; 3; 4 ta lập các số tự nhiên có 3 chữ số. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 17. Từ bốn chữ số tự nhiên 1; 2; 3; 4 ta lập các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 18. Từ bốn chữ số tự nhiên 0; 2; 3; 4 ta lập các số tự nhiên có 4 chữ số. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 19. Một nhóm học sinh gồm 4 bạn nam và 3 bạn nữ. Bốc thăm ngẫu nhiên lần lượt chọn hai bạn đi vệ sinh lớp học theo thứ tự công việc khác nhau cho mỗi bạn. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 20. Xếp ngẫu nhiên ba bạn Linh; Vy và Chi trên một chiếc ghế dài. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 21. Xếp ngẫu nhiên bốn bạn An; Tường; Trang và Nhi trên một chiếc ghế dài. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 22*. Xếp ngẫu nhiên bốn bạn An; Tường; Trang và Nhi ngồi quanh một chiếc bàn tròn. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? (Cộng Đồng Gv Toán Vn – Nguyễn Hồng – 0386536670) Bài 23. Có hai túi bi mỗi túi có 50 viên bi. Túi thứ nhất đựng bi màu đỏ đánh số từ 1 đến 50. Túi thứ hai đựng bi màu vàng đánh số từ 51 đến 100. Lấy ngẫu nhiên hai túi: + Túi thứ nhất: lấy lần thứ nhất một viên bi sau đó không trả lại; lần thứ hai lấy một viên bi. + Túi thứ hai: lấy một viên bi. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 24. Có hai túi bi mỗi túi có 50 viên bi. Túi thứ nhất đựng bi màu đỏ đánh số từ 1 đến 50. Túi thứ hai đựng bi màu vàng đánh số từ 51 đến 100. Lấy ngẫu nhiên hai túi mỗi túi 1 viên bi. Sau đó trả lại 2 viên bi vừa lấy về đúng túi của nó, trộn đều. Sau đó tiếp tục lấy hai túi mỗi túi một viên. a. Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? Bài 25. Tung ngẫu nhiên 4 con xúc xắc đồng chất và 3 đồng xu đồng chất. Ghi lại kết quả thu được theo tứ tự. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.