PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 8. bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.docx


- Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Tranh ảnh, video về ý nghĩa và nhiệm vụ của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều. - Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm đã có về ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của bảo vệ và khai thác rừng bền vững, đồng thời gợi mở những vấn đề mới về ý nghĩa, nhiệm vụ của bảo vệ và khai thác rừng bền vững nhằm kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới. b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi đóng vai, yêu cầu HS trả lời những câu hỏi liên quan đến ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của bảo vệ và khai thác rừng bền vững. c. Sản phẩm: HS nêu được ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của bảo vệ và khai thác rừng bền vững. d.Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động đóng vai theo nhóm đôi hỏi đáp về ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của bảo vệ và khai thác rừng bền vững: + HS1: Nêu tên một vấn đề trong đời sống. + HS2: Nêu ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng,… của bảo vệ và khai thác rừng bền vững về vấn đề đó. Sau đó các HS đổi vai cho nhau. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi, thực hiện yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời: + Ô nhiễm không khí: giúp điều hòa không khí.
+ Xâm nhập mặn: giúp giảm thiểu, ngăn chặn xâm nhập mặn. + Thiên tai: giúp ngăn chặn các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất,…, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. … - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngoài những ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng như các bạn đã kể, còn có ý nghĩa nào khác? Mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ và khai thác rừng bền vững? Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta hiện nay là gì?... Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời sau khi học xong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững đối với đời sống con người, đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. - Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng. b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.31 – 32 trả lời câu hỏi : Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững mang lại lợi ích gì? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.31 – 32 trả lời câu hỏi : Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững mang lại lợi ích gì? Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập I. Ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững - Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của rừng. - Bảo tồn đa dạng sinh học:
- HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi về lợi ích của việc bảo vệ và khai thác rừng. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững: Bảo vệ và khai thác rừng bền vững giúp bảo vệ các loài động thực vật rừng, bảo vệ môi trường sống để chúng sinh trưởng, phát triển. → Bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn gene động vật, thực vật quý hiếm. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. bảo tồn nguồn gene các loài thực vật, động vật rừng quý hiếm, các hệ sinh thái rừng tự nhiên. - Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng. Đảm bảo kinh doanh, sản xuất những sản phẩm và dịch vụ của rừng lâu dài, liên tục. - Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của bảo vệ và khai thác rừng bền vững a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Nêu được nhiệm vụ của chủ rừng đối với công tác bảo vệ rừng. - Nêu được nhiệm vụ của khai thác tài nguyên rừng bền vững. b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II trong SGK tr.32 – 33, hoạt động nhóm đôi hoàn thành Phiếu học tập số 1 về nhiệm vụ của bảo vệ và khai thác rừng bền vững. c. Sản phẩm: Phiếu học tập về nhiệm vụ của bảo vệ và khai thác rừng bền vững. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II trong SGK tr.32 – 33, hoạt động nhóm đôi hoàn thành Phiếu học tập số 1 về nhiệm vụ của bảo II. Nhiệm vụ của bảo vệ và khai thác rừng bền vững

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.