Content text 10. BỔ SUNG MỚI_TỜ SỐ 02.docx
1 BỒI DƯỠNG & NÂNG CAO CHƯƠNG II: KHÍ LÍ TƯỞNG Bám sát CTGDPT mới Họ và tên………………………………………………………..…………….…Trường…………....…………...………….......... PHẦN I.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Hãy dùng đồ thị p − V để tìm xem dãy các quá trình nối tiếp nào có thể khép kín thành một chu trình ? A. Dãn đẳng áp, dãn đẳng nhiệt, làm lạnh đẳng tích. B. Đun nóng đẳng tích, dãn đẳng nhiệt, dãn đẳng áp. C. Dãn đẳng nhiệt, nén đẳng áp, đun nóng đẳng tích. D. Dãn đẳng áp, nén đẳng nhiệt, đun nóng đẳng tích. Câu 2. Hai bình chứa khí lí tưởng ở cùng nhiệt độ. Bình B có dung tích gấp đôi bình A, có số phân tử bằng nửa số phân tử trong bình A. Mỗi phân tử khí trong bình B có khối lượng gấp đôi khối lượng mỗi phân tử trong bình A. Áp suất khí trong bình B so với áp suất khí trong bình A thì A. bằng nhau. C. bằng một nửa. B. bằng 1 4 . D. gấp đôi. Câu 3. Có một lượng khí đựng trong bình. Hỏi áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp ba lần, còn nhiệt độ thì giảm đi một nửa ? A. Áp suất không đổi. B. Áp suất tăng gấp đôi. C. Áp suất tăng gấp bốn lần. D. Áp suất giảm đi sáu lần. Câu 4. Một khối khí lí tưởng xác định thực hiện quá trình biến đổi trạng thái được biểu diễn như hình vẽ. Hình nào sau đây biểu diễn đúng quá trình biến đổi trên? A.Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d. Câu 5. Chọn câu trả lời đúng nhất? Áp suất của chất khí tác dụng lên thành bình phụ thuộc vào A. thể tích của bình, khối lượng khí và nhiệt độ.B. thể tích của bình, loại chất khí và nhiệt độ. C. loại chất khí, khối lượng khí và nhiệt độ. D. thể tích của bình, số mol khí và nhiệt độ. a) b) c) d)
2 Câu 6. Khi một lượng khí lí tưởng xác định dãn nở đẳng nhiệt thì mật độ phân tử khí sẽ A. tăng tỉ lệ nghịch với áp suất. B. giảm tỉ lệ thuận với áp suất. C. không thay đổi. D. tăng, không tỉ lệ với áp suất. Câu 7. Một khối khí khi đặt ở điều kiện nhiệt độ không đổi thì có sự biến thiên của thể tích theo áp suất như hình vẽ. Khi áp suất có giá trị 1,5 kN/m² thì thể tích của khối khí bằng A. 3 m³. B. 4,5 m³. C. 5,2 m³. D. 4 m³. Câu 8. Làm biến đổi một lượng khí từ trạng thái 1 sang trạng thái 2, biết rằng ở trạng thái 2 cả áp suất và thể tích của lượng khí đều lớn hơn ở trạng thái 1. Trong những cách làm biến đổi lượng khí sau đây, cách nào lượng khí sinh công nhiều nhất? A. Đun nóng khí đẳng tích rồi đun nóng đẳng áp. B. Đun nóng khí đẳng áp rồi đun nóng đẳng tích. C. Đun nóng khí sao cho cả nhiệt độ và áp suất của khí đều tăng đồng thời và liên tục từ trạng thái 1 đến trạng thái 2. D. Tương tự như C nhưng theo một dãy biến đổi trạng thái khác C. Câu 9. Cùng một khối lượng khí đựng trong ba bình kín có thể tích khác nhau, đồ thị thay đổi áp suất theo nhiệt độ của ba khối khí ở ba bình được mô tả như hình vẽ. Quan hệ về thể tích của ba bình đó là A. V 3 > V 2 > V 1 . B. V 3 = V 2 = V 1 . C. V 3 < V 2 < V 1 . D. V 3 ≥ V 2 ≥ V 1 . Câu 10. Trong quá trình hít vào, cơ hoành và cơ liên sườn của một người co lại, mở rộng khoang ngực và hạ thấp áp suất không khí bên trong xuống dưới môi trường xung quanh để không khí đi vào qua miệng và mũi đến phổi. Giả sử phổi của một người chứa 6 000 ml không khí ở áp suất 1,00 atm. Nếu người đó mở rộng khoang ngực thêm 500 ml bằng cách giữ mũi và miệng đóng lại để không hít không khí vào phổi thì áp suất không khí trong phổi theo atm sẽ là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ không khí không đổi. A. 0,92 atm. B. 1,08 atm. C. 1,20 atm. D. 0,85 atm.
3 PHẦN II.TỰ LUẬN Câu 11. Một lượng không khí chứa trong một quả cầu đàn hồi có thể tích 2,5 lít, ở nhiệt độ 20°C và áp suất 99,75 kPa. Khi nhúng quả cầu vào nước có nhiệt độ 5°C thì áp suất của không khí trong đó là 2.10 5 Pa. Hỏi thể tích của quả cầu giảm đi bao nhiêu ? (13 lít) Câu 12. Nung nóng một lượng không khí xác định trong điều kiện đẳng áp, người ta thấy nhiệt độ của nó tăng thêm 3 K còn thể tích tăng thêm 1% thể tích ban đầu. Hãy tính nhiệt độ ban đầu của lượng không khí? (27 0 C) Câu 13. Một vận động viên leo núi cần hít vào 2 g không khí ở điều kiện tiêu chuẩn trong mỗi nhịp thở. Hỏi khi ở trên núi cao, tại đó không khí có áp suất là 79,8 kPa và nhiệt độ –13°C thì thể tích không khí mà người ấy phải hít vào trong mỗi nhịp thở bằng bao nhiêu ? Biết rằng khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,29 kg/m 3 và giả sử khối lượng không khí hít vào trong mỗi nhịp thở luôn luôn như nhau. Câu 14. Một lượng không khí có thể tích 240 cm 3 chứa trong một xilanh có pit-tông đóng kín, diện tích của pit-tông là 24 cm 2 . Áp suất của không khí trong xilanh bằng áp suất ngoài là 100 kPa. Cần một lực bằng bao nhiêu để dịch chuyển pit-tông sang trái 2 cm? Sang phải 2 cm? Bỏ qua ma sát giữa pit-tông và thành xilanh. Coi các quá trình xảy ra là đẳng nhiệt. (60 N & 40 N) Câu 15. Một bình đầy khí được đóng kín bằng một nút có tiết diện 2,5 cm 2 . Hỏi phải đun nóng khí đến nhiệt độ nào để nút có thể bật ra nếu lực ma sát giữ nút bằng 12 N ? Biết rằng áp suất ban đầu của không khí trong bình và ở ngoài bằng nhau và bằng 100 kPa, còn nhiệt độ ban đầu của bình là –3°C. (126,6 0 C) Câu 16. Một xilanh hình trụ bịt kín ở hai đầu, được chia làm hai ngăn A và B bởi một pít-tông trơn, nhẹ, cách nhiệt. Trong hai ngăn của xilanh có chứa cùng một lượng khí lí tưởng, khi nhiệt độ của khí là 27 0 C thì chiều dài ống khí của hai ngăn bằng nhau và bằng 20 cm. Nung nóng ngăn A tăng thêm 15°C và làm lạnh ngăn B giảm 15°C. Sau khi cân bằng áp suất hai bên thì pít-tông đã dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu? Dịch sang trái hay sang phải? Câu 17. Một xilanh hình trụ kín hai đầu có chiều cao 55 cm, tiết diện 40 cm 2 , đặt thẳng đứng. Trong xi lanh có một pit-tông cách nhiệt cao 4,5 cm, có khối lượng 800 g. Pit-tông chia xi lanh thành hai phần, mỗi phần chứa cùng một lượng khí giống nhau. Khi nhiệt độ của khí trong hai phần xi lanh cùng bằng 27°C thì đáy pittong cách đáy xi lanh 25 cm. Lấy g = 10 m/s 2 . Nếu hơ nóng khí phần dưới tới nhiệt độ 50 0 C thì pit-tông dịch chuyển lên trên hay xuống dưới một đoạn bằng bao nhiêu? 20 cm 20 cm A B
4 Câu 18. Một bình kín hình trụ đặt thẳng đứng có diện tích 2100S cm , chiều cao L, được chia thành hai phần nhờ một pit-tông cách nhiệt có khối lượng 400m g . Phần trên của bình chứa 0,75 mol khí lí tưởng, phần dưới chứa 1,5 mol khí cùng loại. Nhiệt độ của khí ở cả hai phần bằng nhau và bằng 350 K. Pit- tông cân bằng nằm cách đáy 0,6L như hình vẽ. Lấy 10g m/s 2 . Tính áp suất khí trong mỗi phần của bình? Câu 19. Một bình kín hình trụ đặt thẳng đứng được chia làm hai phần bằng một pit-tông nặng cách nhiệt, ngăn trên chứa 1 mol, ngăn dưới chứa 3 mol của cùng một chất khí. Nếu nhiệt độ ở hai ngăn đều bằng 1400TK thì áp suất ở ngăn dưới gấp đôi áp suất ở ngăn trên. Nhiệt độ ngăn trên không đổi, ngăn dưới có nhiệt độ là bao nhiêu thì thể tích hai ngăn bằng nhau? Câu 20. Cho 1 mol khí (coi là khí lí tưởng) thực hiện chu trình 12341 như đã vẽ trên đồ thị p−V ở hình vẽ bên. Nó gồm hai quá trình đẳng áp 12 và 34, hai quá trình đẳng tích 23 và 41. Các trạng thái 1 và 3 nằm trên đường đẳng nhiệt 13. Hãy tính công của chu trình, biết rằng nhiệt độ ở trạng thái 4 là T 1 = 300 K và nhiệt độ ở trạng thái 2 là T 2 = 390 K. ---HẾT---