Content text chudeD_bai2_khiacanhphaplidaoducvanhoa_tin9_cd.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 2: KHÍA CẠNH PHÁP LÍ, ĐẠO ĐỨC, VĂN HOÁ CỦA VIỆC TRAO ĐỔI THÔNG TIN QUA MẠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu: - Một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin. - Một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. Năng lực riêng: - Nêu được một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin. - Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ. 3. Phẩm chất - Rèn luyện ý thức tôn trọng pháp luật và tinh thần trách nhiệm trong việc trao đổi thông tin trên môi trường số.
2 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Tin học 9. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Tin học 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nhận biết hành vi vi phạm pháp luật hay không thông qua tình huống. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu tình huống và câu hỏi: Nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng khi mạng xã hội loan tin: Từ tuần sau, các trường học ở tỉnh nhà tạm thời cho học sinh nghỉ vì dịch bệnh. Nếu thông tin đó trên mạng xã hội là sai sự thật thì tác giả bài viết có vi phạm pháp luật hay không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe tình huống, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi. Gợi ý đáp án: - Tình hình như trong hoạt động đã nhiều lần xảy ra trong thời gian cả nước chống dịch COVID-19. Những hành vi đăng thông tin sai sự thật có thể gây ra hậu quả lớn trong phạm vi rộng, ảnh hưởng tới nhiều gia đình, bao gồm cả trẻ em. - Nếu thông tin đó trên mạng xã hội là sai sự thật thì tác giả bài viết đó có vi phạm pháp luật. Vì đăng thông tin sai sự thật là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định ở điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14: “d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc
3 người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”. - Các HS khác lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Những hành vi bị cấm được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi không phù hợp với lợi ích của cộng đồng hay xã hội trên Internet được coi là hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức trong môi trường số. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hành vi này trong bài học hôm nay – Bài 2: Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu những hành vi phạm pháp trong môi trường số a. Mục tiêu: HS nhận biết được những hành vi phạm pháp trong môi trường số theo luật pháp. b. Nội dung: GV cung cấp thông tin, hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về những hành vi phạm pháp trong môi trường số. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được và nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân tích nội dung điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 và điểm d khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 để HS hiểu những văn bản pháp lí này. - GV chiếu video về hành vi đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác và hậu quả, mức xử phạt tương ứng cho HS có thêm thông tin. https://www.youtube.com/watch?v=7cEzBJdYw8 1. Những hành vi phạm pháp trong môi trường số - Đăng thông tin sai sự thật là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định ở điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14. - Đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc
4 A - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Hoạt động 1 (SGK – tr20) Theo em, việc bấm nút Thích (Like) hay Chia sẻ (Share) những bài viết đăng tin thất thiệt có phải là hành vi phạm pháp hay không? - Sau khi HS trả lời, GV phân tích nội dung điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/VĐ-CP của Chính phủ và khoản 1 điều 26 và khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 để HS hiểu những văn bản pháp lí này. - GV kết luận về những hành vi phạm pháp trong môi trường số. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. *Trả lời Hoạt động 1 (SGK – tr20) - Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật bị nghiêm cấm, nhưng sở dĩ thông tin này có thể lan truyền rộng trên mạng là di nhiều người khác bấm nút Thích (Like), nút Chia sẻ (Share) hay bình luận thông tin đó. Những hành vi như vậy đã tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật, do vậy cần xử phạt theo điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020?NĐ-VP của Chính phủ. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. phạm người khác là hành vi bị nghiêm cấm theo điểm d khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11. - Những hành vi tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật và sẽ bị xử phạt theo điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. - Bắt nạt hay xúc phạm danh dự của người khác qua mạng cũng là những hành vi phạm pháp theo khoản 1 Điều 26 và khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14.