Content text Đề 28 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Bản word có giải)_xjjqUCJlnf.Image.Marked.pdf
Câu 71: Cho các chất C4H10O, C4H9Cl, C4H10, C4H11N. Số đồng phân cấu tạo của các chất giảm theo thứ tự là A. C4H11N, C4H10O, C4H9Cl, C4H10 B. C4H10O, C4H11N, C4H10, C4H9Cl C. C4H10O, C4H9Cl, C4H11N, C4H10 D. C4H10O, C4H9Cl, C4H10,C4H11N. Câu 72: Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe cần V ml dung dịch HNO3 0,5M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị nhỏ nhất của V là A. 800. B. 1200. C. 600. D. 400. Câu 73: Chu kì nào dưới đây thuộc chu kì nhỏ? A. Chu kì 3. B. Chu kì 4. C. Chu kì 5. D. Chu kì 6. Câu 74: Cho 0,02 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là : A. HOOC – CH2CH2CH(NH2) – COOH. B. H2N – CH2CH(NH2) – COOH. C. CH3CH(NH2) – COOH. D. HOOC – CH2CH(NH2) – COOH. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93: Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân: Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một chiều. Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều. Cho dãy điện hóa sau
Thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình dưới. Sau một thời gian, quan sát bình 2 và cân lại catot của bình này, thấy khối lượng catot của bình 2 tăng 3,24 gam. Biết trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Ag, Zn và Al lần lượt là 108,65 và 27 đvC. Từ thí nghiệm, hãy tính Câu 91: Số gam kim loại Zn bám lên điện cực trong bình 1 là: A. 0 gam. B. 3,9 gam. C. 0,975 gam. D. 1,95 gam. Câu 92: Giá trị pH của dung dịch ở bình 2 thay đổi như thế nào? A. pH tăng do OH– sinh ra ở catot. B. pH giảm do H+ sinh ra ở anot. C. pH không đổi do không có H+ và OH– sinh ra. D. pH không đổi do lượng H+ sinh ra ở anot bằng với lượng OH– sinh ra ở catot. Câu 93: Số gam kim loại Al bám lên điện cực trong bình 3 là:
A. 0 gam. B. 1,62 gam. C. 0,405 gam. D. 0,81 gam. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96: Cacbohiđrat (gluxit) là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Hơn 50% năng lượng trong khẩu phần ăn của mỗi người là do cacbohiđrat cung cấp. Cacbohiđrat được chia thành 3 nhóm chính: - Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được nữa như glucozơ và fructozơ (C6H12O6). Glucozơ có các tính chất của nhóm anđehit và ancol đa chức. - Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit như saccarozơ và mantozơ C12H22O11. Saccarozơ không còn tính khử vì không còn -OH hemixetal tự do nên không thể chuyển sang dạng mạch hở. Vì vậy saccarozơ chỉ còn tính chất của ancol đa chức và đặc biệt có phản ứng thuỷ phân của đisaccarit. - Polisaccarit: là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều monosaccarit như tinh bột và xenlulozơ (C6H10O5)n. Câu 94: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: I. Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước. II. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. III. Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. IV. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit thì thu được một loại monosaccarit duy nhất. V. Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag. VI. Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 95: Sau một thời gian lên men tinh bột thu được 15,00 gam hỗn hợp A gồm glucozơ, tinh bột chưa lên men và nước. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau: - Phần thứ nhất: được khuấy trong nước thu được 100ml hỗn hợp B, lọc và cho dung dịch nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. - Phần thứ hai: được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch
NaOH rồi sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nếu sấy khô hỗn hợp A thì phần trăm khối lượng của glucozơ và tinh bột trong hỗn hợp A là bao nhiêu (coi quá trình cô cạn và sấy khô không xảy ra phản ứng hóa học)? A. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột. B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột. C. 35,29%glucozơ và 64,71% tinh bột. D. 35,71 %glucozơ và 64,29% tinh bột. Câu 96: Để xác định hàm lượng glucozơ trong các mẫu thí nghiệm của phần thứ nhất, thay vì thực hiện phản ứng tráng gương, sinh viên chọn phương pháp nào trong các phương pháp sau để có thể xác định nồng độ glucozơ trong hỗn hợp B (trong câu trên)? I. Lấy thể tích chính xác hỗn hợp B sau đó chuẩn độ nhanh với dung dịch chuẩn chứa KMnO4 0,01M/H2SO4. II. Cho toàn bộ dung dịch B phản ứng với dung dịch nước Br2 (có giữ pH hỗn hợp không đổi), từ số mol Br2 phản ứng xác định được nồng độ của glucozơ trong hỗn hợp. III. Lên men hỗn hợp B thành ancol etyliC. Từ phép đo độ rượu của dung dịch sau khi lên men sinh viên xác định được hàm lượng glucozơ trong hỗn hợp. IV. Cô cạn hỗn hợp B đến khối lượng không đổi, tinh bột là chất rắn tách ra khỏi hỗn hợp. Cân chất lỏng (glucozơ) sau khi lọc, sinh viên tính được hàm lượng glucozơ trong hỗn hợp. A. I, II, III, IV. B. I và II C. II, III, IV. D. II và III