Content text KHA-2019-196209.pdf
1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA VIÊN HẢI QUAN CỦA CỤC HẢI QUAN 1.1. Kiểm tra viên hải quan 1.1.1. Khái niệm kiểm tra viên hải quan Theo Quốc hội (2014) thì kiểm tra hải quan là “việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải”. Còn kiểm soát hải quan là “biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan”. Giám sát hải quan là “biện pháp nghiêp̣ vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hoá, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan”. Kiểm tra, kiểm soát và giám sát hải quan được thực hiện bởi công chức chuyên ngành hải quan. Công chức chuyên ngành hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Công chức chuyên ngành hải quan trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong các quy chế quản lý, trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo. Theo Bộ Nội vụ (2010) thì công chức chuyên ngành hải quan được chia thành 05 cấp độ là: (i) Kiểm tra viên cao cấp hải quan; (ii) Kiểm tra viên chính hải quan; (iii) KTVHQ; (iv) Kiểm tra viên cao đẳng hải quan; và (v) Kiểm tra viên trung cấp hải quan. Trong đó KTVHQ là công chức hải quan; nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác hải quan;
2 nắm được chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của ngành Tài chính; Nắm chắc và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, chế độ, quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và có khả năng nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao; Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác chuyên môn như: kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được trang bị. KTVHQ phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch KTVHQ, có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc, có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác chuyên môn. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của kiểm tra viên hải quan Theo Quốc hội (2014) thì hải quan có nhiệm vụ “thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”. KTVHQ là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong các quy chế quản lý, trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo. KTVHQ có một số nhiệm vụ cụ thể như sau: - “Thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật; - Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để điều tra,
3 thu thập, xử lý thông tin đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; - Đề xuất ý kiến với lãnh đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan”. 1.2. Quản lý kiểm tra viên hải quan của cục hải quan 1.2.1. Khái niệm quản lý kiểm tra viên hải quan của cục hải quan Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012) thì “quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường”. Chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tác động lên đối tượng bị quản lý. Trong bất kỳ tổ chức nào nguồn lực con người đều đóng vai trò then chốt, quyết định. Việc bố trí, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức. Tuy nhiên, việc quản lý nhân lực trong mọi tổ chức là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức đa dạng, phong phú, có kỹ năng và phải am hiểu về tâm lý của người lao động. Có thể nói quản lý nhân lực trong một tổ chức vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Nghệ thuật là sự am hiểu về tâm lý con người, khéo đánh giá được các tiềm năng của con người, uyển chuyển trong việc sử dụng từng con người vào các vị trí công việc khác nhau. Còn khoa học nghĩa là việc quản lý nhân lực phải có phương pháp, có kế hoạch, được thực hiện trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá về từng con người trên từng khía cạnh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân trong tổ chức để bố trí, sắp xếp hiệu quả, phù hợp nhất. Mỗi một cá nhân trong một tổ chức đều có chức năng và nhiệm vụ cụ thể, người quản lý phải đảm bảo mỗi cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất. Nhưng các cá nhân trong một tổ chức còn có sự tác động lẫn nhau trong quá trình làm việc, vì vậy, trong quản lý nhân lực bên cạnh việc quản lý từng cá nhân đơn lẻ thì việc quản lý sự tương tác lẫn nhau giữa các cá nhận, bộ phận trong một tổ chức cũng có ý nghĩa vô