Content text 2038. Đông Du - Đắk Lắk (giải).pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ ĐÔNG DU – ĐẮK LẮK 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn ở hình vẽ bên. Trạng thái cuối cùng của khí (3) có các thông số trạng thái là: A. p0; 2V0; T0. B. p0; 2V0; 2T0. C. p0; V0; 2T0. D. 2p0; 2V0; 2T0. Câu 2: Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 5 = 3 4 10 , . J/kg. Nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100 g nước đá ở 00C bằng A. 0,34.103 J. B. 34.107 J. C. 340.105 J. D. 34.103 J. Câu 3: Trong hệ toạ độ V - T, đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp? A. Đường thẳng song song với trục hoành. B. Đường thẳng song song với trục tung. C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ. D. Đường hypebol. Câu 4: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4lít thì áp suất của khí tăng lên A. 2,5 lần. B. 4 lần. C. 2 lần. D. 1,5 lần. Câu 5: Khối đồng có khối lượng 2 kg nhận nhiệt lượng 7600 J thì tăng thêm 10°C. Nhiệt dung riêng của đồng là: A. 380 J/kg.K. B. 2500 J/kg.K. C. 130 J/kg.K. D. 4200 J/kg.K. Câu 6: Nhiệt dung riêng của một chất là gì? A. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1000C B. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 m3 chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10 C C. Là năng lượng cần thiết để đun nóng 1 kg chất đó trong khoảng thời gian 1s. D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1 0 C Câu 7: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra thực hiện công 70 J đẩy pit- tông lên. Độ biến thiên nội năng của khí là A. 20 J. B. 50 J. C. 30 J. D. 40 J. Câu 8: Nội năng của một vật là: A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. C. tổng động năng và thế năng của vật. D. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá truyền nhiệt và thực hiện công. Câu 9: Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 370C. Trong thang nhiệt giai Kelvin thì nhiệt độ này là A. 98,6K. B. 37K. C. 236K. D. 310K. (1) (2) (3) V0 2p0 0 p T p0 T0
Câu 17: Trong xilanh của một động cơ đốt trong, hỗn hợp khí ở áp suất 1atm, nhiệt độ 470C, có thể tích 40dm3 . Nén hỗn hợp khí đến thể tích 5dm3 , áp suất 15atm. Tính nhiệt độ của khí sau khi nén. A. 3270 C B. 5240 C C. 3000 C D. 1270 C Câu 18: Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là A. J/K. B. J/kg. C. J/kg.K. D. J.kg/K. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một bình kín chứa 1 mol nitrogen, áp suất khí là 105 Pa, ở nhiệt độ 270C. Biết hằng số khí lí tưởng là R = 8,31 (J/mol.K); Hằng số Boltzmann ( ) 23 k , . J /K 1 38 10− = . a) Công thức liên hệ giữa áp suất P, thể tích V, số mol n và nhiệt độ T của khối khí là PV=nRT. b) Nung bình đến khi áp suất khí bằng 4.105 Pa. Nhiệt độ của khối khí khi đó là 927°C. c) Động năng trung bình của phân tử khí ở nhiệt độ 270C bằng 6,21.10 −23J. d) Giả sử một lượng khí thoát ra ngoài nên áp suất khí trong bình giảm còn 1,5.105 Pa, nhiệt độ khí lúc này là 327°C. Lượng khí đã thoát ra ngoài có số mol là 0,75 mol. Câu 2: Một lọ giác hơi (được cơ sở điều trị bằng phương pháp cổ truyền sử dụng) do chênh lệch áp suất trong và ngoài lọ nên dính vào bề mặt da lưng của người bệnh, điều này được tạo ra bằng cách ban đầu lọ được hơ nóng bên trong và nhanh chóng úp miệng hở của lọ vào vùng da cần tác động. Tại thời điểm áp vào da, không khí trong lọ được làm nóng đến nhiệt độ t = 353°C và nhiệt độ của không khí môi trường xung quanh là t0 = 27°C. Áp suất khí quyển 5 p Pa =1,013.10 . Diện tích phần miệng hở của lọ là S = 28,0 cm2 . Bỏ qua sự thay đổi thể tích không khí trong lọ (do sự phồng của bề mặt phần da bên trong miệng hở của lọ). a) Áp suất khí trong lọ khi lọ được áp vào da, khi có nhiệt độ bằng nhiệt độ của môi trường là 4,9.104 Pa. (Bỏ qua sự thay đổi thể tích không khí trong lọ). b) Lực hút tối đa lên mặt da là 135,9 N. (Bỏ qua sự thay đổi thể tích không khí trong lọ). c) Thực tế, do bề mặt da bị phồng lên bên trong miệng của lọ nên thể tích khí trong lọ bị giảm 10%. Giá trị cực tiểu của áp suất khí trong lọ là 4 5,4.10 Pa . d) Khi nhiệt độ khí trong lọ giảm xuống còn 50 °C (Bỏ qua sự thay đổi thể tích không khí trong lọ) thì lực hút lên mặt da là 137,3 N. Câu 3: Một bình đun nước nóng bằng điện có công suất 9 kW. Nước được làm nóng khi đi qua buồng đốt của bình. Nước chảy qua buồng đốt với lưu lượng 5,8.10-2 kg/s. Nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt là 150C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Bỏ qua mọi hao phí. a) Nhiệt độ của nước khi ra khỏi buồng đốt là 51,90C. b) Nếu nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt tăng gấp đôi thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt tăng gấp đôi. c) Muốn nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt là 250C và giữ nguyên lưu lượng nước 5,8.10-2 kg/s. Ta cần giảm công suất buồng đốt xuống còn 2436 W. d) Muốn nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt là 250C và giữ nguyên công suất buồng đốt 9 kW. Ta cần tăng lưu lượng nước chảy qua buồng đốt đến giá trị 0,412 kg/s.