Content text CKII-HÓA 10-ĐỀ SỐ 2.docx
KIỂM TRA CUỐI HK 2 – HOÁ 10 (theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho quá trình Fe 2+ → Fe 3+ + 1e, đây là quá trình A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. Câu 2.Cho các phản ứng sau: (1) CaOCl 2 + 2HCl đặc CaCl 2 + Cl 2 + H 2 O (2) NH 4 Cl NH 3 + HCl; (3) NH 4 NO 3 N 2 O + 2H 2 O (4) FeS + 2HCl FeCl 2 + H 2 S (5) Cl 2 + 2NaBr 2NaCl + Br 2 (6) C + CO 2 2CO Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 3. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là A. Nhiệt lượng tỏa ra; B. Nhiệt lượng thu vào; C. Biến thiên enthalpy; D. Biến thiên năng lượng. Câu 4. Trong các quá trình sau, quá trình nào là quá trình thu nhiệt A. Vôi sống tác dụng với nước B. Đốt than đá. C. Đốt cháy cồn. D. Nung đá vôi. Câu 5. Hình ảnh bên minh họa ảnh hưởng của yếu tố nào tới tốc độ phản ứng: A.Diện tích bề mặt tiếp xúc. B.Nhiệt độ. C.Áp suất. D.Chất xúc tác. Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng. C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 7. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. Câu 8. Cho chất xúc tác MnO 2 vào 100 ml dung dịch H 2 O 2 , sau 60 giây thu được 37,185 ml khí O 2 (ở đkc) theo phương trình: 2H 2 O 2 2MnO 2H 2 O + O 2 . Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2 O 2 ) trong 60 giây trên là A. 5,0.10 −4 mol/(L.s). B. 5,0.10 −5 mol/(L.s). C. 1,0.10 −3 mol/(L.s). D. 2,5.10 −4 mol/(L.s). Câu 9. Cho phản ứng: 2SO 2 (g) + O 2 (g) →2SO 3 (g) Biểu thức tốc độ thức thời của phản ứng theo định luật tác dụng khối lượng là A. ν = k×C 2 SO2 ×C O2 B. ν= k×C SO2 ×C O2 C. ν = 2×C SO2 ×C O2 D. ν = k×C 2 SO2 ×C O2 ×C 2 SO3 Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai? A. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất ban đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (day),…; B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu tăng dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm giảm dần theo thời gian;
C. Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol, khối lượng, hoặc thể tích; D. Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau có phản ứng xảy ra nhanh có phản ứng xảy ra chậm. Câu 11. Hydrogen halide là A. đơn chất halogen (X 2 ); B. hợp chất của hydrogen với halogen (HX); C. hợp chất của hydrogen với chlorine (HCl); D. hợp chất của hydrogen với halogen và oxygen (HXO). Câu 12. Acid nào sau đây có khả năng ăn mòn thủy tinh vô cơ (có thành phần gần đúng là Na 2 O.CaO.6SiO 2 )? A. HI. B. HBr. C. HCl. D. HF. Câu 13. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố halogen? A. Fluorine. B. Bromine. C. Oxygen. D. Iodine. Câu 14. Đơn chất halogen ở có màu vàng lục là A. F 2 B. Cl 2 C. Br 2 D. I 2 Câu 15. Phát biểu đúng là A. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa tăng dần từ fluorine đến iodine; B. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ fluorine đến iodine; C. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính khử mạnh, tính khử giảm dần từ fluorine đến iodine; D. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine. Câu 16. Dung dịch Br 2 có thể phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI. Câu 17. Phản ứng nào dưới đây chứng minh tính khử của các ion halide? A. BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓ + 2HCl; B. HI + NaOH → NaI + H 2 O; C. 2HBr + H 2 SO 4 → Br 2 + SO 2 ↑ + 2H 2 O; D. CaO + 2HCl → CaCl 2 + H 2 O Câu 18: Cho 21 gam NaI vào 100ml dung dịch Br 2 0,5M. Khối lượng NaBr thu được là A. 6,9 B. 9,34 C. 10,3 D. 17,5 PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S) Câu 1: Sodium phản ứng với khí chlorine ở nhiệt độ cao tạo thành sản phẩm sodium chloride theo phản ứng sau: 2Na + Cl 2 → 2NaCl a. Phản ứng trên là phản ứng oxi hóa – khử. b. Chlorine đóng vai trò chất khử. c. Mỗi nguyên tử chlorine nhường 1 electron. d. Sản phẩm là hợp chất ion. Câu 2. Cho phương trình nhiệt hóa sau: C 2 H 5 OH(l) + 3O 2 (g) ot 2CO 2 (g) + 3H 2 O(g) 2981234,83o rHkJ a. Phản ứng trên xảy ra không thuận lợi. b. Nhiệt tạo thành của khí O 2 bằng 0. c. Tổng enthalpy tạo thành của các chất tham gia phản ứng trên nhỏ hơn tổng enthalpy của sản phẩm. d. Để đốt cháy 1 mol chất lỏng C 2 H 5 OH cần nhiệt lượng là 1234,83 kJ. Câu 3. Xét phản ứng : H 2 + Cl 2 ⟶ 2HCl. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau:
a. Trong quá trình phản ứng, nồng độ H 2 giảm dần. b. Tốc độ phản ứng tính theo đơn vị mol/mL.min. c. Tốc độ phản ứng có thể tính theo H 2 hoặc Cl 2 . d. Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của của HCl. Câu 4: Halogen là các phi kim điển hình, có tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine. a. Khi phản ứng với kim loại, mỗi nguyên tử halogen sẽ nhận 1 electron. b. Iron (sắt) phản ứng với chlorine sẽ thu được muối FeCl 2 . c. Khả năng phản ứng của các halogen với hydrogen giảm dần từ fluorine đến iodine. d. Phản ứng của chlorine với nước là phản ứng tạo thành nước javen. PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Trong phản ứng: K 2 Cr 2 O 7 + HCl → CrCl 3 + Cl 2 + KCl + H 2 O . Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là bao nhiêu ? Câu 2: Cho phản ứng: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol H2 phản ứng hết sẽ tỏa ra lượng nhiệt là 184,6 kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là bao nhiêu? Câu 3. Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là 2. Hỏi tốc độ của phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 20 o C đến 60 o C? Câu 4: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl 3 thì thể tích (L) khí Chlorine ở điều kiện chuẩn là bao nhiêu? Câu 5: Cho 17,4 gam MnO 2 tác dụng hết với HCl lấy dư. Toàn bộ khí chlorine sinh ra được hấp thụ hết vào 145,8 gam dung dịch NaOH 20% (ở nhiệt độ thường) tạo ra dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm muối sodium chloride ở A ? Câu 6: Cho các chất: Cu, Fe, CuO, NaOH, CaCO 3 , Na 2 SO 4 , AgNO 3 . Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl? ================ Hết ================
ĐÁP ÁN (theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025) Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 10 B 2 A 11 B 3 C 12 D 4 D 13 C 5 C 14 B 6 A 15 D 7 B 16 D 8 D 17 C 9 A 18 C Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 3 a Đ b S b S c S c Đ d Đ d Đ 2 a S 4 a Đ b Đ b S c S c Đ d S d S PHẦN III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1: k= 3/7 Câu 2: Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3kJ Câu 3: 16 Câu 4: 14,874 Câu 5: 7,31% Câu 6: 5