Content text 20. THPT TRIỆU SƠN 4 - THANH HÓA - L1 - 2025.doc
Câu 6: Hình bên mô tả số lượng NST ở các tế bào của cơ thể bình thường và số lượng NST ở các tế bào của cơ thể đột biến thì tế bào cơ thể đột biến thuộc thể đột biến nào sau đây? A. Thể tam bội. B. Thể ba. C. Thể đa bội. D. Thể một. Câu 7: Phenylketone niệu (PKU) là rối loạn chuyển hóa Phenylalanyl, gây tích tụ Phenylalanyl trong cơ thể. Sơ đồ phả hệ của một gia đình sau đây bị bệnh này. Phả hệ bên cho thấy bệnh Phenylketone niệu (PKU) được quy định bởi A. gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. B. gen trội trên nhiễm sắc thể thường. C. gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X. D. gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Câu 8: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng Klinefelter ở người? A. Nghiên cứu phả hệ B. Di truyền hóa sinh C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh D. Nghiên cứu tế bào Câu 9: Nghiên cứu phả hệ về một bệnh di truyền ở người Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ? A. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định B. Bệnh do gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định C. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định D. Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định Câu 10: Trên mỗi nhiễm sắc thể, mỗi gene định vị tại một vị trí xác định gọi là A. locus. B. allele. C. tâm động. D. chromatid. Câu 11: Trong quá trình nguyên phân bình thường, các nhiễm sắc thể đơn di chuyển về 2 cực của tế bào xảy ra tại kì nào sau đây? A. kì giữa. B. kì sau. C. kì cuối. D. kì đầu. Câu 12: Chất nào sau đây được vận chuyển trong mạch rây của cây? A. Sucrose. B. Nước. C. Ion NO 3 - . D. Ion K + . Câu 13: Hình dưới mô tả cấu trúc của operon lac theo Monod và Jacob Theo mô hình này thì chú thích (1) là A. protein ức chế. B. vùng khởi động. C. gen điều hòa. D. vùng vận hành. Câu 14: Xơ nang là một bệnh di truyền, người mang bệnh xơ nang là do nhận yếu tố di truyền gây bệnh xơ nang của cả bố và mẹ. Các nhà khoa học đã tìm được một số biến đổi ở gen CFTR là nguyên nhân
d) Nếu cho lai các cây ♂ hình 3 với các cây ♀ hình 2 ♂ F 1-1 × ♀ hình 3 thì tỉ lệ các cây con 50% giống hình 1 và 50% giống hình 3. Câu 2. Hình bên mô tả cấu trúc và vai trò của ba loại mRNA, tRNA, rRNA. a) Các số (1), (2) và (3) trên hình vẽ tương ứng với các nội dung: liên kết hydrogen, anticodon và codon. b) mRNA có cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn cho quá trình phiên mã và mang bộ ba mở đầu là 3’GUA5’. c) Amino acid gắn ở đầu 3’– OH của tRNA này là methionine hoặc formylmethionine. d) tRNA có 3 thuỳ tròn nên chỉ có thể mang tối đa 3 amino acid cho một lần tới ribosome. Câu 3. Ở loài Ốc Sên (Cepaea nemoralis), allele B quy định vỏ không có dải trội hoàn toàn so với allele b quy định vỏ có dải, allele Y quy định vỏ màu nâu trội hoàn toàn so với allele y quy định vỏ màu vàng. Các gene này đều nằm trên NST thường. Một con ốc sên màu vàng, vỏ có dải được lai với một con ốc sên đồng hợp tử màu nâu, không có dải, thu được F 1 . Sau đó, cho con F 1 lai với ốc sên màu vàng, vỏ có dải thu được đời F a. Theo lí thuyết a) Nếu kết quả F a xuất hiện hai kiểu hình, chứng tỏ các gene B và Y cùng nằm trên một NST và liên kết hoàn toàn. b) Nếu kết quả F a xuất hiện bốn kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình giống F 1 chiếm tỉ lệ lớn hơn, chứng tỏ các gene B và Y đã xảy ra hoán vị gene. c) Nếu kết quả F a xuất hiện bốn kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau, chứng tỏ các gene B và Y phải nằm trên các NST khác nhau. d) Nếu kết quả F a xuất hiện bốn kiểu hình với tỉ lệ 41% : 41% : 9% : 9%, chứng tỏ khoảng cách giữa các gene B và Y trên một NST là 18%. Câu 4. Một nhóm học sinh đã nghiên cứu sự mất nước khi các bề mặt khác nhau của lá được phủ bằng một lớp mỡ. Các bước tiến hành thí nghiệm được thực hiện như sau: (1) Lấy bốn lá tương tự từ một cây. (2) Phết 1 lớp mỡ lên các bề mặt khác nhau của lá như hình sau. (3) Ghi lại khối lượng của mỗi lá và gắn bốn lá vào một sợi dây. (4) Sau 24 giờ, ghi lại lại khối lượng của mỗi lá. Kết quả nghiên cứu được ghi lại ở bảng dưới dây Lá Bề mặt phủ đầy dầu mỡ Khối lượng lá lúc đầu tính bằng gam Khối lượng lá sau 24 giờ tính bằng gam Khối lượng mất đi sau 24 giờ tính bằng gam A Mặt trên và mặt dưới 2,01 1,97 X B Mặt trên 2,00 1,87 0,13 C Mặt dưới 2,01 1,96 0,05 D Không phủ 1,98 1,83 0,15 a) Bước 2 thể hiện việc tiến hành thực nghiệm và thu thập dữ liệu nghiên cứu. b) Thí nghiệm nhằm so sánh lượng thoát hơi nước ở ở 2 mặt lá. c) Có thể kết luận khí khổng phân bố chủ yếu tại mặt dưới của lá. d) Giá trị X cho thấy sự thoát hơi nước trung bình của cả hai mặt lá. PHẦN III. (1,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1. Loài hoa mõm sói ( Antirrhinum majus ) là loài giao phối ngẫu nhiên, gene quy định mầu sắc có 2 allele ( allele A quy định tổng hợp sắc tố đỏ cho hoa và allele a không có khả năng tổng hợp sắc tố đỏ). Khi quan sát sự di truyền về mầu sắc hoa nhóm học sinh nhận thấy: Khi lai các cây hoa đỏ x cây hoa