Content text 3. Thầy Vũ Tuấn Anh. Đề Học Kỳ I số 3 (Đề bài).pdf
1 | LỊCH LIVE ÔN THI HK1: 21H THỨ 3/6 HÀNG TUẦN PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Thể tích của chất lỏng. B. Gió. C. Nhiệt độ. D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 2: Chọn phát biểu sai. A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật. D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Một cylinder nằm ngang, tiết diện S = 10 cm2 , được đậy kín bằng một piston nhẹ như hình vẽ. Biết áp suất của khí quyển là p0 = 105 N m2 . Người ta cung cấp cho chất khí trong piston một nhiệt lượng 20 J để chất khí giãn nở (từ từ). Kết quả làm piston dịch chuyển một đoạn 5 cm. Câu 3: Công mà chất khí thực hiện trong quá trình trên là A. 6.105 Cal. B. 2.105 Cal. C. 3.105 Cal. D. 1.105 Cal. Câu 4: Độ biến thiên nội năng của chất khí trong quá trình trên bằng A. 10 kg. B. 20 kg. C. 30 kg. D. 40 kg. Câu 5: Nhiệt kế thủy ngân có nguyên lý hoạt động dựa vào A. Sự thay đổi vì nhiệt của thủy ngân. B. Sự thay đổi khối lượng vì nhiệt của thủy ngân. C. Sự thay đổi độ dẫn điện theo nhiệt độ của thủy ngân. D. Sự thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ của thủy ngân. Câu 6: Trong hệ thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để thay đổi nhiệt độ của vật Q = mc∆T thì m là A. nhiệt dung riêng của vật. B. nhiệt độ của vật. C. độ biến thiên nhiệt độ của vật. D. khối lượng của vật. Câu 7: Khi trời nóng, nhiệt độ không khí cao, trong phòng có bật điều hòa và đóng kín cửa kính, ta thấy hiện tượng gì? A. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong cửa kính. B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài cứa kính. 5 cm p0 ĐỀ SỐ 03 THỜI GIAN: 28 CÂU/ 50 PHÚT BỘ ĐỀ ÔN HK1
2 | LỊCH LIVE ÔN THI HK1: 21H THỨ 3/6 HÀNG TUẦN C. Nước bốc hơi trong phòng. D. Không có hiện tượng gì. Câu 8: Trong thực tế khi chế tạo các sản phẩm bằng chì, đồng người ta thường sử dụng phương pháp đúc. Phương pháp này có liên quan đến thông tin nào của chì và đồng dưới đây? A. Chì và đồng dễ biến dạng. B. Chì và đồng đẫn điện tốt. C. Chì và đồng có khả năng chống Oxy hóa cao. D. Chì và đồng có nhiệt độ nóng chảy thấp. Câu 9: Theo thuyết động học phân tử chất khí thì bản chất của áp suất là do các phân tử chất khí A. tương tác hút, hoặc đẩy lên thành bình chứa. B. chuyển động hỗn loạn và va chạm vào thành bình chứa. C. chuyển động hỗn loạn và va chạm vào nhau. D. phát ra sóng cơ, làm cho thành bình chứa dao động. Câu 10: Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định được biễu diễn bằng đồ thị hình vẽ. Biết ở trạng thái (1) chất khí có thể tích V1 = 100 cm3 . Thể tích của chất khí tại trạng thái (2) bằng bao nhiêu? A. 20 cm3 . B. 22 cm3 . C. 25 cm3 . D. 22,5 cm3 . Câu 11: Quá trình nào sau đây có liên quan tới quá trình đẳng tích? A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ. B. Thổi không khí vào một quả bóng bay. C. Đun nóng khí trong một cylinder kín. D. Đun nóng khí trong một cylinder hở. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 12 và Câu 13: Hai bình kín có thể tích như nhau (V0 = 2 l) chứa cùng một loại khí ở 105 kPa và 300 K được kết nối với nhau nhờ một ống nhỏ như hình vẽ. Lấy R = 8,31 J mol.K . Câu 12: Số mol phân tử khí ở mỗi bình ban đầu là A. 0,036 mol. B. 0,012 mol. C. 0,084 mol. D. 0,024 mol. Câu 13: Sự bay hơi và sự sôi giống nhau ở điểm nào? A. Cùng xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. B. Cùng có sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng. C. Cùng là sự hoá hơi xảy ra cả bên trong lòng chất lỏng và trên bề mặt chất lỏng. D. Cùng xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. p(atm) 4 1 O 300 T(K) (1) (2) Bình A Bình B 300 K 300 K
3 | LỊCH LIVE ÔN THI HK1: 21H THỨ 3/6 HÀNG TUẦN Câu 14: Một chất khí lí tưởng biến đổi đẳng áp từ trạng thái 1 − (p1, V1, T1 ) sang trạng thái 2 − (p2, V2, T2 ). Hệ thức nào sau đây là không đúng? A. p1 = p2. B. V1 T1 = V2 T2 . C. p1V1 = p2V2. D. V1T2 = V2T1. Câu 15: Công A và nhiệt lượng Q trái dấu trong trường hợp nào dưới đây? A. Hệ tỏa nhiệt và nhận công. B. Hệ tỏa nhiệt và sinh công. C. Hệ nhận nhiệt và nhận công. D. Hệ nhận công và không trao đổi nhiệt. Câu 16: Giả sử một nhiệt kế thuỷ ngân bị mất thông số vạch chia độ. Ở áp suất tiêu chuẩn, để xác định lại vị trí vạch 0 °C trên nhiệt kế thì cần đặt nhiệt kế vào đối tượng nào dưới đây? A. Ngăn đông của tủ lạnh. B. Ngọn lửa của bếp gas. C. Nước đá đang tan chảy. D. Nước sôi. Câu 17: Tính nhiệt dung riêng của miếng kim loại A. Biết rằng phải cung cấp cho 5 kg kim loại này ở 20 °C một nhiệt lượng 57 kJ để nóng lên đến 50 °C? Cho biết nhiệt dung riêng của một số kim loại như sau Kim loại Nhôm Thép Đồng Chì Nhiệt dung riêng ( J kg.K ) 880 460 380 130 Kim loại đó tên gì? A. Đồng. B. Nhôm. C. Bạc. D. Bạch kim. Câu 18: Nhiệt độ Fahrenheit nào dưới đây tương ứng với ti số giữa nhiệt độ Celsius và độ Kelvin là 0,25? A. 215∘F. B. 175∘F. C. 196∘F. D. 100∘F. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Các nhận xét về nhiệt lượng a. Nhiệt lượng có đơn vị là J. b. Một vật có nhiệt độ càng cao thì càng chứa nhiều nhiệt lượng. c. Trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công, nội năng của vật không bảo toàn. d. Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Câu 2: Một nhiệt kế thể tích không đổi hiển thị nhiệt độ 0 °C và 100 °C tương ứng với các áp suất 50 cmHg và 90 cmHg. Biết nhiệt độ phụ thuộc tuyến tính bậc nhất theo áp suất. a. Nhiệt kế đo được nhiệt độ nóng chảy của sắt ở 1538 K b. Mỗi khi nhiệt kế chỉ nhiệt độ tăng thêm 10 °C thì tương ứng tăng 283 K c. Tốc độ tăng nhiệt độ theo áp suất là 2,5 °C d. Nhiệt độ khi p = 60 cmHg là 75 °C Câu 3: Bóng thám không là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong ngành khí tượng để thu thập dữ liệu về các thông số thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và hướng gió ở độ cao khác nhau của bầu khí quyển. Trên quả bóng có gắn thiết bị gọi là Radiosonde có chức năng ghi nhận các dữ liệu thông qua các cảm biến và phát tín hiệu radio để truyền dữ liệu trở lại mặt đất để các nhà khoa học và nhà khí tượng có thể thu thập và phân tích. Bóng thám không thường được làm từ cao su hoặc các vật liệu nhẹ có khả năng chịu biến dạng. Bóng được bơm khí nhẹ như Hydrogen hoặc Helium. a. Việc bơm khí nhẹ có thể giúp bóng có thể bay lên nhờ lực đẩy Archimedes. b. Càng lên cao không khí càng loãng, áp suất khí quyển giảm dần, chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài quả bóng làm cho quả bóng phình to. c. Càng lên cao, nhiệt độ của không khí càng tăng, kết quả là áp suất của chất khí trong quả bóng tăng làm cho quả bỏng phình to.
4 | LỊCH LIVE ÔN THI HK1: 21H THỨ 3/6 HÀNG TUẦN d. Giả sử một quả bóng thám không kín có thể tích ban đầu là 20 m3 chứa Hydrogen và có tổng khối lượng (khối lượng quả bóng và thiết bị đo) là 6 kg. Biết rằng khi thể tích quả bóng tăng gấp 27 lần thể tích ban đầu thì quả bóng bị nổ; áp suất khí quyển giảm theo độ cao với quy luật pk = p0e − Mkgh RT ; nhiệt độ ở độ cao mà bóng bị nổ là 218 K. Quả bóng sẽ bị nổ ở độ cao h = 28,1 km. Cho: Áp suất khí quyển ở mặt đất là 105 Pa; khối lượng mol của phân tử không khí và Hydrogen lần lượt là 29 g mol và 2 g mol ; gia tốc trọng trường là 9,8 m s 2 . Bỏ qua áp suất phụ gây bởi vỏ bóng lên lượng khí bên trong. Câu 4: Một cylinder nằm ngang (cố định), được đậy kín nhờ một piston (diện tích tiết diện 30 cm2 ) không ma sát. Trong cylinder có chứa một lượng khí lí tưởng ở nhiệt độ t1 = 27 °C và áp suất 1 atm. Piston được giữ cố định nhờ một sợi dây gắn chặt và cylinder như hình vẽ. Lấy hằng số chất khí là 8,31 J mol.K . Cho áp suất khí quyển p0 = 1 atm. a. Nếu tăng nhiệt độ của chất khí trong cylinder lên thì dây sẽ căng. b. Ở trạng thái ban đầu, lực căng của sợi dây T = 0. c. Nếu giảm nhiệt độ của chất khí trong bình thì dây sẽ bị chùng lại. d. Nếu tăng nhiệt độ của chất khí lên thành t2 = 227 °C thì lực căng của sợi dây là 200 N. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 6. Câu 1: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 3 l nước từ nhiệt độ 25 °C lên 100 °C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J kg.K , khối lượng riêng của nước ρ = 1000 kg m3 . Kết quả tính bằng kJ và làm tròn đến chữ số hàng đơn vị. Câu 2: Đun nóng một mẫu rượu trên bếp có công suất 40 W cho đến khi sôi. Khi sôi khối lượng cồn lỏng giảm đi với tốc độ 2,25 g mỗi phút. Cho rằng 80% năng lượng do bếp cung cấp được truyền sang cồn. Xác định nhiệt hóa hơi riêng của cồn. Kết quả tính bằng 105 J kg và làm tròn đến một chữ số thập phân. Câu 3: Một bơm không khí dung tích ΔV = 200 ml. Dùng bơm này để hút không khí trong bình có thể tích V = 20 l. Phải mất bao nhiêu lần bơm (làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) để hút khí trong bình từ áp suất p0 đến áp suất p = 0,7p0? Coi nhiệt độ của khí là không đổi. Câu 4: Một khối khí lí tưởng khí áp suất tăng lên 3 lần thì nhiệt độ thay đổi một lượng là 600 K. Xác định nhiệt độ ban đầu của chất khí và coi quá trình biến đổi trên là đẳng tích. Kết quả tính bằng K và làm tròn đến chữ số hàng đơn vị. Câu 5: Hình vẽ bên dưới là đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng từ trạng thái (1) sang trạng thái (2). Biết độ biến thiên nội năng của chất khí trong quá trình trên là ∆U = 1000 J. Xác định nhiệt lượng (kJ) mà chất khí nhận được trong quá trình trên. Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị. Câu 6: Biết rằng mỗi khi lên cao thêm 10 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg. Nhiệt độ trên đỉnh núi là 2 °C. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn (áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 0 °C) là 1,29 kg m3 . Xác định khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Phan Xi Pang cao 3140 m. Kết quả tính bằng kg m3 và làm tròn đến hai chữ số thập phân. HẾT p0 , V ∆V p(atm) (1) 1 0,01 V(m3 ) O (2) 0,04 không khí Sợi dây