PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 23. Ôn tập chương 6 + đề kiểm tra - HS.docx

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 1 1. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại: - Nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng. - Trong tinh thể kim loại, các ion dương chiếm những nút của mạng tinh thể, các electron hóa trị chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể. - Trong tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng. 2. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại: - Kim loại là chất rắn (trừ Hg), có tính dẻo (dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi), tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. - Kim loại có tính khử: Tác dụng với phi kim, nước, dung dịch acid, dung dịch muối. 3. Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại: - Trong tự nhiên, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất, chỉ một vài kim loại kém hoạt động như vàng, bạc, Platinum,…được tìm thấy dưới dạng đơn chất. - Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử: M n+ + ne  M - Những kim loại hoạt động hóa học mạnh được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng. - Những kim loại hoạt động trung bình, yếu thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện hoặc điện phân dung dịch muối của chúng hoặc thủy luyện. 4. Hợp kim: - Vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim. - Tính chất hóa học của hợp kim tương tự tính chất hóa học của kim loại thành phần - Tính chất vật lí thường khác nhiều so với tính chất của các kim loại thành phần như độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần và độ dẻo thì kém hơn. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim tùy thuộc vào thành phần và cấu tạo tinh thể của hợp kim. 5. Sự ăn mòn kim loại: - Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường. - Hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. - Hai phương pháp bảo vệ kim loại là phương pháp điện hóa và phương pháp phủ bề mặt.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 2 Câu 1. Cho các phát biểu sau: (1) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng. (2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. (3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể. (4) Các kim loại đều có bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử của các phi kim thuộc cùng một chu kì. (5) Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại. Các phát biểu đúng là A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5). Câu 2. Kim loại nào sau đây không phản ứng hóa học với dung dịch HCl loãng? A. Đồng. B. Calcium. C. Magnesium. D. Kẽm. Câu 3. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch NaCl. B. Nhúng thanh Al vào dung dịch MgCl 2 . C. Nhúng thanh Ag vào dung dịch FeSO 4 . D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO 3 . Câu 4. Cho các phản ứng sau: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu Cu + Fe 2 (SO 4 ) 3 → 2FeSO 4 + CuSO 4 Sắp xếp các cặp oxi - hóa khử nào sau đây đúng theo thứ tự tăng dần thấy điện cực chuẩn? A. Fe 2+ /Fe; Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ . B. Fe 3+ /Fe 2+ ; Cu 2+ /Cu; Fe 2+ /Fe. C. Cu 2+ /Cu; Fe 2+ /Fe; Fe 3+ /Fe 2+ . D. Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ ; Fe 2+ /Fe. Câu 5. Nhúng hai thanh kẽm giống nhau vào hai cốc (1) và (2) chứa 5 mL dung dịch HCl 1 M. Nhỏ thêm vào cốc (2) vài giọt dung dịch CuSO 4 1 M. Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên xãy ra dạng ăn mòn nào? Giải thích. Đáp án: Cốc 1: Xảy ra ăn mòn hoá học do xảy ra phản ứng oxi hoá – khử trực tiếp giữa kim loại với acid. Zn + 2HCl → ZnCl 2  + H 2 Cốc 2: Xảy ra cả ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá. + Ban đầu xảy ra ăn mòn hoá học: Zn + 2HCl → ZnCl 2  + H 2 + Khi nhỏ thêm vài giọt CuSO 4  xảy ra ăn mòn điện hoá do: Zn + CuSO 4  → ZnSO 4  + Cu Xuất hiện 2 điện cực (Zn – Cu) khác nhau về bản chất, tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 3 ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 6 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Au. B. Cu. C. Na. D. Hg. Câu 2. Trong mạng tinh thể kim loại chứa các cation kim loại được sắp xếp theo một trật tự nhất định cùng với các electron chuyển động A. theo một quỹ đạo xác định. B. xung quanh một vị trí xác định. C. tự do trong toàn bộ mạng tỉnh thể. D. trong một khu vực không gian nhất định. Câu 3. Trong vỏ Trải Đất, kim loại nào sau đây có thể tồn tại ở dạng đơn chất? A. Na, Mg. B. Al, Fe. C. Cu, Zn. D. Ag, Au. Câu 4. Cho biết số thứ tự của Al trong bảng tuần hoàn là 13. Số electron lớp ngoài cùng của Al là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Kim loại nào sau đây không phản ứng hóa học với dung dịch HCl loãng? A. Cu. B. Na. C. Mg. D. Zn. Câu 6. Thép là hợp kim của sắt và carbon, có thể chứa chromium và nickel. Tính chất của thép phụ thuộc vào hàm lượng các nguyên tố pha tạp. Loại thép nào sau đây được sử dụng để làm dụng cụ y tế? A. Thép có hàm lượng carbon cao. B. Thép có hàm lượng carbon thấp. C. Thép không gỉ. D. Thép silicon. Câu 7. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính oxi hóa. B. tính acid. C. tính base. D. tính khử. Câu 8. Trong các kim loại sau, kim loại nào có tính khử yếu nhất? A. Au. B. Cu. C. Na. D. Fe. Câu 9. Nguyên tắc tách kim loại là A. khử ion kim loại. B. oxi hóa ion kịm loại thành nguyên tử. C. khử nguyên tử kim loại thành ion. D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion. Câu 10. Hình ảnh sau đây minh họa tính chất vật lí nào của kim loại? A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo. D. Tính cứng. Câu 11. Ở điều kiện chuẩn, khi nhúng đinh sắt vào dung dịch copper (II) sulfate thì xảy ra phản ứng sau: Fe(s) + Cu 2+ (aq) → Fe 2+ (aq) + Cu(s) Phát biểu nào dưới đây về phản ứng trên là không đúng? A. Sau một thời gian, màu xanh của dung dịch nhạt dần. B. Ion Cu 2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe 2+ . C. Kim loại Fe có tính khử mạnh hơn kim loại Cu. D. Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Fe 2+ /Fe lớn hơn thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Cu 2+ /Cu. Câu 12. Cho các phát biểu sau:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 4 (1) Các nguyên tử có 1 đến 3 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại. (2) Những kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn -0,414 V có thể đẩy được hydrogen ra khỏi nước. (3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể. (4) Duralumin là hợp kim của nhôm nhẹ, cứng và bền được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay. Các phát biểu đúng là A. (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 13. Vàng (Au) tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất, Tuy nhiên, hàm lượng Au trong quặng hoặc trong đất thường rất thấp vì vậy rất khó tách Au bằng phương pháp cơ học. Trong công nghiệp, người ta tách vàng từ quặng theo sơ đồ sau: Quặng chứa vàng (Au) 22OKCNHO K[Au(CN) 2 ](aq) Zn Au(s) Phương pháp điều chế kim loại nào đã được sử dụng trong quá tình sản xuất vàng theo sơ đồ trên? A. Thủy luyện. B. Nhiệt luyện. C. Điện phân. D. Chiết. Câu 14. Hợp kim là vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản với A. một số kim loại khác hoặc phi kim. B. một số oxide của kim loại đó. C. một số oxide kim loại khác hoặc phi kim. D. một số phi kim và oxide của phi kim đó. Câu 15. Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học? A. Đốt dây sắt trong không khí khô. B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO 4 . C. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm. D. Cho Fe vào dung dịch AgNO 3 . Câu 16. Để khử hoàn toàn một lượng oxide kim loại thành kim loại cần vừa đủ V lít khí H 2 . Hoà tan lượng kim loại tạo thành bằng H 2 SO 4 loãng, dư thu được V lít H 2 (các khí đo cùng điều kiện). Oxide kim loại đó là A. MgO. B. Fe 2 O 3 . C. FeO. D. CuO. Câu 17. Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn kim loại? A. Tàu đánh cá làm bằng thép bị hoen gỉ sau thời gian đi biển về. B. Trống đồng bị chuyển màu xanh khi để lâu ngày trong không khí ẩm. C. Vòng tay làm bằng bạc kim loại bị hoá đen khi sử dụng lâu ngày. D. Nấu chảy vàng để đúc khuôn khi chế tác vàng trang sức. Câu 18. Để lợp nhà, các tấm tôn (thép mỏng mạ kẽm) được gắn với nhau bởi các đinh thép. Theo thời gian, các tấm tôn bị ăn mòn. (1) Vị trí đóng đinh thép dễ xảy ra ăn mòn hơn các vị trí khác. (2) Tấm tôn bị ăn mòn từ trong ra ngoài do thép bị ăn mòn trước kẽm. (3) Sắt trong tấm tôn không bị ăn mòn theo thời gian. (4) Lớp tráng kẽm bị ăn mòn trước. Số nhận định đúng là A 1. B. 2. C. 3. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Tùy thuộc vào tính chất vật lí riêng của mỗi kim loại trừ chúng được sử dụng vào những mục dịch khác nhau. a. Kim loại chi (Pb) và cadmiun (Cd) có nhiệt nóng cháy khá thấp nên dụng sử dụng làm dây chạy trong càu chì. b. Kim loại tungsten (W) có độ bên nhiệt và nhiệt độ nóng chảy rất cao nên được sử dụng làm dây tóc bóng đèn, thiết bị sưởi. c. Do có tính dẻo và độ cứng phù hợp nên nhôm (Al) thường được gia công làm vật liệu như khung cửa, khung thiết bị. d. Do kim loại magnesium (Mg) có khối lượng riêng là 1,735 g/ cm 3 nên được dùng để chế tạo các hợp kim nặng.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.