Content text Đất Nước.pdf
Khóa học 10 ngày “chạy” Văn cùng chị Hiên Học Văn Chị Hiên ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN KHOA ĐIỀM) I. VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN KHOA ĐIỀM - Xuất thân trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng, sớm tham gia cách mạng, từng bị địch bắt giam và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Là một trong những đại diện tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. - Thể loại sở trường: trường ca. - Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về đất nước, con người Việt Nam. - Phong cách: Thơ NKĐ tài hoa, uyên bác, vừa đĩnh đạc truyền thống mà vẫn hiện đại, nghiêm cẩn, trang trọng, tinh tế, trữ tình, luôn có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng giữa chất chính luận, triết luận và những cảm xúc nồng nàn mãnh liệt của con tim. II. VỀ TRƯỜNG CA “MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG” VÀ TRÍCH ĐOẠN “ĐẤT NƯỚC” - Hoàn cảnh sáng tác: “Đất nước” được trích từ chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, viết năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn ác liệt. Phong trào đấu tranh chống Mỹ của nhân dân các đô thị miền Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, sôi nổi tiêu biểu là phong trào xuống đường đấu tranh của học sinh, sinh viên. Phong trào “ Hát cho đồng bào tôi nghe” từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa. NKĐ đã sáng tác trường ca: “Mặt đường khát vọng” để góp thêm tiếng thơ hay về Đất nước, để lay động và thức tình ý thức trách nhiệm của mỗi người đặc biệt là của tuổi trẻ đối với Đất nước. - Tâm sự về thời khắc chương thơ ra đời, NKĐ chia sẻ: “Chương V - chương Đất nước là một chương lớn. Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 dội bom liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết Zalo Hỗ Trợ TLOT Official 0333800642
Khóa học 10 ngày “chạy” Văn cùng chị Hiên Học Văn Chị Hiên xong, một trận bom làm cho bản thảo bay lung tung, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt, giờ chỉ việc tuôn chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố, nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai với một người con gái.” - Bản trường ca: “Mặt đường khát vọng” gồm 9 chương: trong đó chương V giữ vai trò trụ cột và trung tâm của tác phẩm . III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 1. Đất Nước có từ bao giờ? Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... * Câu thơ đầu tiên: Lời khẳng định chắc chắn như một lẽ tự nhiên về cội nguồn của đất nước - “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” - Hình thức câu khẳng định chắc chắn như một lẽ tự nhiên, thường tình. - Từ “Đất Nước” xuyên suốt cả trường ca: suốt trong cả đoạn thơ này từ “Đất Nước” đều được viết hoa. Chia sẻ về lý do tại sao lại trình bày như vậy, Nguyễn Khoa Điềm lý giải với ông đất nước không đơn thuần là vùng đất vô tri, đất nước là nhân vật, là sinh thể có tâm hồn và với cách viết này cũng đồng thời bài tỏ sự trân trọng của tác giả những tình cảm thành kính, thiêng liêng, Zalo Hỗ Trợ TLOT Official 0333800642
Khóa học 10 ngày “chạy” Văn cùng chị Hiên Học Văn Chị Hiên không chỉ xuất hiện trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm mà còn “làm bạn” với rất nhiều thi sĩ khác: “Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều” (Nguyễn Đình Thi) hay “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im...” (Tạ Hữu Yên) Và đất nước cứ như thế trở thành một danh từ thiêng liêng trong trái tim của bất cứ ai, chỉ cần trái tim còn đập trong lồng ngực nhỏ. Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm bàn về vấn đề chính luận, thời sự, nhưng lại sử dụng đại từ xưng hô “ta” thể hiện nét tâm tình trò chuyện thân mật giữa người con trai với người con gái, giữa “anh” và “em” về đất nước. Người con trai ở đây – “ta” như đang muốn cắt nghĩa, lý giải về cội nguồn, sự lớn lên của đất nước cho người con gái anh yêu. Tuy nhiên nếu mở rộng ý thơ, “ta” ở đây cũng có thể coi là tất cả mọi người, là một cách nói bao hàm đại diện cho dân tộc Việt Nam. Cách xưng hô khiến vấn đề trừu tượng, lớn lao như đất nước nay trở nên gần gũi, rõ ràng, cụ thể. Điều này thể hiện rất rõ phong cách thơ trữ tình – chính luận của tác giả. Nhà thơ khẳng định sự hình thành của đất nước qua ba chữ: “đã có rồi” Zalo Hỗ Trợ TLOT Official 0333800642