Content text [LS12] - BÀI 5. CỘNG ĐỒNG ASEAN TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC.docx
3 b. Các ví dụ - Về thách thức: Vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu, quản trị lưu vực sông Mê Công, ... đang là những thách thức hàng đầu đe doạ sự ổn định và phát triển của Cộng đồng ASEAN nói riêng và Đông Nam Á nói chung. - Về thành tựu về kinh tế: + Thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (viết tắt là: ATIGA), ASEAN đã cơ bản hoàn thành dỡ bỏ thuế cho 98,6% các dòng sản phẩm. + Bên cạnh việc hợp tác nội khối, ASEAN còn có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand và Hongkong (Trung Quốc). Năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand được ký và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. - Thành tựu về chính trị - an ninh: + ASEAN đạt nhiều kết quả quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. ASEAN tạo dựng được sự tin cậy và gắn kết giữa các nước thành viên; thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các nước trong và ngoài Hiệp hội; xây dựng lòng tin, chia sẻ và phát huy giá trị các quy tắc và chuẩn mực ứng xử giữa các nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. + ASEAN cũng tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực xử lý những thách thức an ninh, hạn chế sự can thiệp và chi phối của các nước lớn. + ASEAN đã nỗ lực hợp tác nâng cao năng lực xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt trước các thách thức và mối đe dọa do đại dịch Covid-19, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng… B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ý tưởng xây dựng cộng đồng ASEAN xuất hiện từ A. ASEAN mới thành lập (1967). B. khi Chiến tranh lạnh kết thúc. C. khủng hoảng năng lượng (1973). D. khủng hoảng tài chính (1997). Câu 2. Cộng đồng ASEAN chính thức được xây dựng từ A. hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức (1997). B. hội nghị thường niên Ngoại trưởng ASEAN (2000). C. đại hội đại biểu toàn bộ các nước thành viên (1998). D. cuộc họp bất thường xem xét vấn đề Mianma (1999). Câu 3. Một trong những văn kiện được các nước ASEAN thông qua nhằm định hướng cho sự phát triển trong tương lai của tổ chức là A. tuyên bố Băng-cốc (1967) B. tầm nhìn ASEAN 2020 (1997) C. hiến chương ASEAN (2007). D. hiệp ước Ba-li (1976). Câu 4. Một trong những nội dung phản ánh nguyện vọng của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng ASEAN là A. một khu vực Đông Nam Á hữu nghị, hợp tác.
4 B. thiết lập một liên minh quân sự Đông Nam Á. C. đoàn kết, hợp tác gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp. D. liên kết, hợp tác toàn diện chặt chẽ về mọi mặt. Câu 5. Một trong những nội dung hợp tác của Cộng đồng ASEAN là: A. quân sự. B. đối ngoại. C. kinh tế. D. dân chủ. Câu 6. Mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN là A. biến ASEAN thành tổ chức hợp tác mạnh nhất. B. các nước đoàn kết giúp đỡ nhau khi bị xâm lược. C. củng cố khối đoàn kết của ASEAN trên vấn đề quân sự. D. đưa ASEAN trở thành một cộng đồng ràng buộc hơn. Câu 7. Đâu là cơ sở pháp lý để các nước Đông Nam Á xây dựng Cộng đồng ASEAN A. Hiến chương ASEAN. B. Tuyên bố Băng - cốc. C. Hiến chương Liên hợp quốc. D. hiệp ước Ba-li 1976. Câu 8. Một trong những văn kiện đã nêu rõ kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN là A. kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN. B. tuyên bố chung Cua-la Lăm-pơ (tại Malaxia). C. lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN (2009-2015). D. hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội Câu 9. Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua tại A. hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (2020) B. hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 (2009). C. hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2004) D. hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 (2005) Câu 10. Ngày 22-11-2015, tuyên bố Cua-la Lăm-pơ được ký kết đã đánh dấu A. Cộng đồng ASEAN được thành lập. B. khu vực Đông Nam Á giành độc lập. C. sự phát triển nhảy vọt của ASEAN. D. ASEAN hoàn thành mở rộng thành viên. Câu 11. Cộng đồng ASEAN có bao nhiêu trụ cột? A. 5 B. 7 C. 9 D. 3 Câu 12. Đâu không phải là một trong những trụ cột của Cộng đồng ASEAN? A. Cộng đồng Chính trị - An ninh. B. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. C. Cộng đồng An ninh - Quốc phòng. D. Cộng đồng Kinh tế. Câu 13. Hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng từ khi A. Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập. B. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2004) C. Tuyên bố chung Cua-la Lăm-pơ (tại Malaxia). D. Hội nghị cấp cao của ba nước Đông Dương. Câu 14. Một trong những thách thức mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển là A. sự đa dạng về chế độ chính trị B. gặp những khó khăn về địa lý. C. một số quốc gia không có biển. D. khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Câu 15. Một trong những thách thức về kinh tế mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển là A. sự đa dạng về chế độ chính trị. B. sự xung đột lãnh thổ, biên giới.