PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text A 262_GIAO HOI HOC - NGUYEN VAN TRINH.pdf



3 1. Cuối thế kỷ XIX, chính anh em Tin Lành bắt đầu kêu gọi đại kết. Họ mời các nhà thần học công giáo ngồi lại để suy nghĩ về thần học. 2. Chính anh em Tin Lành đã đẩy mạnh môn Thánh Kinh, lôi kéo khối công giáo cùng tìm hiểu Thánh Kinh và phong trào này đã nở rộ trong Hội Thánh : Tất cả đều quay về nguồn : Thánh Kinh và giáo phụ. 3. Năm 1917, Cách mạng Nga. Một số người theo giáo phái Chính Thống di cư sang Au Châu. Phụng vụ Đông phương đã giúp cho các nhà phụng vụ Au Châu đặt lại vấn đề phụng vụ của mình. Từ đầu thế kỷ XX đã có phong trào canh tân phụng vụ, nên chúng ta không lấy làm lạ khi Công đồng đặt nặng vấn đề canh tân này. Vì hình như tất cả những người có trách nhiệm trong Hội Thánh đều rất thao thức với phong trào canh tân này. 4. Cách mạng và các thuyết Duy Lý, Duy khoa học, Duy tân làm cho khối trí thức Au Châu xa dần Hội Thánh, nhưng đầu thế kỷ XX lại có phong trào các nhóm trí thức đi tìm hiểu lại giá trị của Kitô giáo và đã có rất nhiều nhà trí thức nổi tiếng đã trở lại, kéo theo phong trào chính người giáo dân suy nghĩ về Hội Thánh. 5. Cách mạng kỷ nghệ làm cho người công nhân xa dần Hội Thánh. Nhưng cũng chính trong môi trường này đã nẩy sinh các phong trào giúp cho người công nhân sống đạo : phong trào giáo dân ; JOC, JEC, Don Bosco, Kolping, các Thông Điệp xã hội công giáo ; đặc biệt là phong trào linh mục thợ. Các linh mục này sống giữa môi trường của công nhân, tìm hiểu vừa giúp họ đấu tranh cho công bằng, vừa giúp họ tìm hiểu lại Hội Thánh cũng như giáo lý. Chính linh mục Chenu và các linh mục thợ đã giúp cho Hội Thánh có được Thông Điệp Rerum Novarum. 6. Có thể nói một động lực củng cố Hội Thánh : đó là việc truyền giáo trên các phần đất bên ngoài Au Châu già cỗi. Từ năm 1492, Christophe Colombus tìm ra Mỹ Châu, đã kéo theo phong trào thực dân, nhưng cũng có phong trào truyền giáo. Nhiều linh mục trẻ rời bỏ quê hương để đem hình ảnh Chúa Kitô và Hội Thánh đến cho những vùng xa lạ. Họ đã không ngại khó khăn, cũng như cái chết. Những lá thư từ phương xa gởi về Au Châu đánh động mọi tín hữu Kitô giáo sốt sắng và tham gia bằng mọi cách, từ cầu nguyện cho đến dấn tham tham gia các phong trào truyền giáo. Ngay vị thánh Thérèse Hài Đồng Giêsu, dù trong dòng tu kín, cũng có lòng sốt sắng truyền giáo. 7. Sau hai thế chiến là việc bùng nổ các phong trào đòi độc lập tự do, biết bao người công giáo đã tham gia để thể hiện tinh thần dân tộc và tinh thần của Chúa Kitô. Còn rất nhiều nhân tố khác nữa, chính Chúa Thánh Thần đã tác động để đưa Giáo hội vào Công đồng. Đức Gioan XXIII mở toan cánh cửa Giáo hội để “luồng gió mới thổi vào”. Một từ luôn ở trên môi miệng của hàng giáo phẩm do Đức Giáo Hoàng gợi ý, đó là Aggiornamento – Cập nhật hoá, nhìn lại mình trước hiện tình thế giới và tìm cách đối thoại. Đối thoại với mọi người trên thế giới, đối thoại với mọi thành phần trong Hội Thánh cũng như đối thoại với các tôn giáo bạn. Tại sao phải đối thoại : 1. Phải đối thoại với thế giới (ad extra) vì một thời gian quá dài, thế giới đã không còn hiểu Giáo hội là gì, Giáo hội thế nào, hoạt động ra sao và mục đích của Giáo hội là gì, Giáo hội giúp gì cho thế giới. Chính Giáo hội phải tìm hiểu giá trị đích thực của thế giới, phải tôn trọng và phát huy ngay trong thế giới. 2. Phải đối thoại với chính nội bộ (ad intra) vì các thành phần trong Giáo hội càng ngày càng xa lìa nhau, không hiểu nhau, từ xưa đến này Giáo hội chỉ nói đến pháp lý và quyền lực, giáo phẩm là những người đứng trên khối giáo dân theo một hình thức phong kiến, làm cho ngay chính người công giáo cũng không hiểu Giáo hội của mình, nên có phong trào :
4 “Đồng ý Đức Giêsu ; nhưng Giáo hội thì không [Jesus –oui ! l’église – non]. Giáo hội phải nhìn lại chính mình, tìm hiểu chính mình và trình bày mình cho nội bộ cũng như cho mọi người bên ngoài. Có thể nói Công đồng này là Công đồng của “Giáo hội nhìn lại chính mình”. 3. Đại kết : Phải đối thoại với các Giáo hội Kitô giáo không phải công giáo. Chúng ta phải tìm hiểu những lý do thật sự mà chúng ta đã kết án nhau, để thực sự hết lòng muốn trở về, dù phải xin lỗi nhau, “một đàn chiên và một chủ chiên”. Ít nhất là công giáo Rôma đã giao hòa lại với Chính Thống giáo nhờ Công đồng, những lần gặp gỡ cầu nguyện cho hòa bình ở Assisi, hay những lần họp mặt trao đổi như nhóm Dombes về đề tài Đức Mẹ hay có những đại học Đại kết như ở Tũbingen, bên Đức, các giáo sự thần học công giáo cũng như Tin Lành cũng giảng dạy chung với nhau... 4. Đối thoại liên tôn : Phải đối thoại với các tôn giáo bạn, để trao đổi, đối thoại, cộng tác trong các công việc bác ái, kêu gọi hoà bình, đấu tranh cho công bằng. Vấn đề truyền giáo và Hội Nhập văn hóa là những đề tài lớn được trình bày ngay trong Công đồng cũng như trong thời gian Hậu Công đồng, bằng chứng là các Tông Huấn của các Thượng Hội Đồng Giám mục, như Tông Huấn “Giáo hội tại Á Châu”. Truyền giáo và hội nhập văn hóa là hai đề tài nóng bỏng được Công đồng nêu lên, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hôm nay. 40 năm đã qua, thành quả của Công đồng còn đó và vẫn còn gây ảnh hưởng lớn lao trong Giáo hội. Chính Thánh Thần sẽ giúp chúng ta khám phá những gì Người đã gieo trong lòng Giáo hội và giúp chúng nẩy mầm. + +++++++ Công đồng Vaticanô II đã đưa đến kết quả : 4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh và 3 tuyên ngôn. Hiến chế mang tính tín lý; các sắc lệnh là những bản văn áp dụng những nguyên tắc do các Hiến chế đề ra ; tuyên ngôn là những đường hướng chỉ đạo nói lên quan điểm của Công đồng. Nếu nhìn 16 tài liệu này, chúng ta sẽ thấy có 2 Hiến chế trực tiếp nói về bản chất và sứ vụ của Giáo hội ; trong 9 sắc lệnh, thì đã có 8 sắc lệnh nói về các thành phần của giáo hội, hoạt động của các thành phần này. Vì thế có thể nói Công đồng Vaticanô II tập trung vào GIÁO HỘI HỌC. Giáo hội là tâm điểm giáo lý của Công đồng. Chúng ta cố gắng đi vào mầu nhiệm Giáo hội như Công đồng Vaticanô II đã trình bày cho chúng ta, căn cứ trên Hiến chế tín lý về Giáo hội LUMEN GENTIUM . Chúng ta nhìn qua việc hình thành bản văn Hiến chế Lumen Gentium. Mỗi ngày chúng ta cầm chén cơm nghi ngút khói, một chén canh chua cá lóc...Chúng ta cám ơn trời, nhưng cũng phải cám ơn người. Biết bao giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống trên ruộng đồng để chúng ta có được chén cơm thơm ngon. Biết bao người đánh cá phải dầm nước sâu để bắt được con cá cho chúng ta. Những câu chuyện hằng ngày, quen thuộc và vì quá quen thuộc chúng ta đã quên ơn của con người. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói viên ngọc đẹp nhất của Công đồng Vaticanô II chính là Hiến chế tín lý về Giáo hội ! Một thành quả 4 năm trời làm việc cật lực để có được bản văn ngày hôm nay. Phải nhìn lại quá trình hình thành để thấy công khó của các nghị phụ cũng như các nhà chuyên môn. Đồng thời cũng hiểu được tại sao các nghị phụ đã thay đổi liên tục các đề tài. Bản văn chúng ta cầm trong tay, thực ra cũng

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.