PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text (KNTT)- Bài 18. Lực có thể làm quay vật.pdf

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHTN LỚP 8 CHỦ ĐỀ 4: TÁC DỤNG LÀM QAY CỦA LỰC BÀI 18 LỰC CÓ THỂ LÀM QUAY VẬT I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Về kiến thức - Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực - Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học. - Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; làm việc nhóm hiệu quả. - Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực - Tim hiểu tự nhiên: Thực hiện được các thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được Moment lực để giải thích một số hiện tượng vật lý thường gặp trong đời sống và kĩ thuật 3. Về phẩm chất - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. - Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Gương phẳng, tấm bìa làm màn chiếu, nến, bật lửa, thước nhựa, tấm kính trong suốt - Máy chiếu, bảng nhóm; - Dụng cụ: Thanh nhựa đục lỗ cách đều, giá thí nghiệm, Quả nặng có móc treo, - phiếu học tập Phiếu học tập 1 Câu 1: Lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như hình. Đường chứa mũi tên biểu diễn lực còn gọi là giá của lực. Trường hợp nào lực làm quay cánh cửa?
a) Lực tác dụng có giá cắt trục quay b) Lực tác dụng có giá song song trục quay c) Lực tác dụng có giá không song song, không cắt trục quay ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..... Câu 2: Vị trí tác dụng lực nào trong Hình 18.3 có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó? Vị trí nào làm tay nắm cửa không quay quanh trục của nó? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..... Câu 3: Giải thích cách tác dụng lực khi bắt đầu đạp pê – đan để xe đạp có thể chuyển động. ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..... Câu 4: Khi tháo các đai ốc ở các máy móc, thiết bị người thợ cần dùng dụng cụ gọi là cờ lê a) Chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay và lực làm quay vật trong trường hợp này b) Nếu ốc quá chặt cần gắn thêm 1 đoạn ống thép để nối dài thêm cán cờ lê. Giải thích cách làm này

HS trả lời câu hỏi. HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ Chốt lại và đặt vấn đề vào bài Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta hãy tìm hiểu nội dung bài ngày hôm nay, để hiểu nhé! 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu lực có thể làm quay của vật a) Mục tiêu: Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm theo từng nhóm. - GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 18.1 (SGK/Tr 76) và quan sát thí nghiệm. - Hoàn thành thảo luận trả lời câu hỏi SGK. Câu 1: Treo quả nặng vào vị trí nào thì thanh quay, vào vị nào thì thanh không quay? Câu 2: Mô tả tác dụng làm quay của lực khi treo quả nặng vào điểm A, điểm C. Câu 3: Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật Rút ra kết luận chứng minh rằng: Lực tác dụng lên một vật có thể làm quay vật quanh một trục hoặc một điểm cố định. c) Sản phẩm: Câu 1: Treo quả nặng vào vị trí nào thì thanh quay, vào vị nào thì thanh không quay? - Treo quả nặng vào vị trí A, C thì thanh quay. - Treo quả nặng vào vị trí vào vị trí O thì thanh không quay. Câu 2: Mô tả tác dụng làm quay của lực khi treo quả nặng vào điểm A, điểm C. - Khi treo quả nặng vào điểm A thanh quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục O. - Khi treo quả nặng vào điểm C thanh quay cùng chiều kim đồng hồ quanh trục O. Câu 3: Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.