Content text PS2.6. Đinh Xuân Thắng COPD covid.pptx
HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH PHỔI THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 9 ĐÃ NẴNG, 20-22/10/2023 HỘI PHỔI VIỆT NAM VIETNAM LUNG ASSOCIATION - VILA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐỒNG MẮC SARS-COV-2 ĐẶT VẤN ĐỀ SARS-CoV-2 là một chủng virus corona mới và được xác định là căn nguyên gây đại dịch Viêm đường hô hấp cấp tính (COVID-19) toàn cầu. Biểu hiện bệnh của SARS-CoV-2 đa dạng từ người nhiễm không có triệu chứng, có các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), nhiễm khuẩn huyết, suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Trong đại dịch SARS-CoV-2, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có khoảng 3-5% bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có kèm theo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân COPD khi nhiễm SARS-CoV-2 thường bị nặng hơn. Trước hết, có thể do bệnh nhân mắc COPD thường tuổi cao và có nhiều bệnh mạn tính đi kèm hơn nên có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của SARS-CoV-2. Ngoài ra suy hô hấp giảm oxy máu là nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong ở bệnh nhân SARS-CoV-2 có thể diễn biến nặng hơn ở bệnh nhân COPD. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít các dữ liệu nghiên cứu về bệnh nhân COPD mắc SARS-CoV-2, chính vì thế chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đồng mắc SARS-CoV-2” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đồng mắc SARS-CoV-2. 2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đồng mắc SARS-CoV-2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, mô tả, cắt ngang, hồi cứu. - Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: 30 bệnh nhân đợt cấp COPD đồng nhiễm SARS-CoV-2 vào viện điều trị tại khoa Bệnh phổi mạn tính-Bệnh viện Phổi Trung Ương năm 2022 đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn sau: Chẩn đoán COPD, đợt cấp COPD theo GOLD 2022. Chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên virus SARS-CoV2: dương tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GOLD (2022). Global Strategy for the Diagnosis, Management and Prevention of COPD. 2. Fan Wu1, Yumin Zhou và cộng sự (2020). Clinical characteristics of COVID-19 infection in chronic obstructive pulmonary disease: a multicenter, retrospective, observational study. Journal of Thoracic Disease;12(5):1811-1823. 3. Calmes D, Graff S, Maes N, và cộng sự (2021). Asthma and COPD are not risk factors for ICU stay and death in case of SARS-CoV2 infection. J Allergy Clin Immunol Pract. 2021;9(1):160-169. 4. Bộ Y Tế (2023). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 5. Bộ Y Tế (2022). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. BÀN LUẬN Đinh Xuân Thắng*, Vũ Văn Thành*, Khổng Thị Thanh Tâm*, Nguyễn Thanh Hiếu*, Trần Thị Thu Hiền*, Khuất Thị Lương* * Bệnh viện Phổi Trung ương KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng (n=30) Hình 1: Triệu chứng cận lâm sàng (n=30) 40% 25% 65,5% 38,5% 6,7% 3,6% 30,8% 18,2% 17,4% 20% % Bảng 2: Đặc điểm chẩn đoán hính ảnh (n=30) Đặc điểm n % Viêm phổi dạng kính mờ, đông đặc nhu mô 10 33,3 Huyết khối tĩnh mạch chi dưới 1 3,3 Huyết khối động mạch phổi 1 3,3 Huyết khối tĩnh mạch phổi 1 3,3 Giãn phế nang 27 90 Giãn phế quản 8 26,7 Bảng 3: Kết quả điều trị (n=30) Điều trị n % Kháng sinh 29 96,7 Thuốc kháng virus 18 60 Corticoid 25 83,3 Thuốc chống đông máu 17 56,6 Thở Oxy 28 93,3 Thở máy không xâm nhập 6 20 Khỏi 24 80 Đỡ, giảm 6 20 Bệnh nhân SARS-CoV-2 đồng mắc COPD thường gặp ở nam giới, tuổi cao và có nhiều bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường. Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh nhân (66,67%) đã được tiêm vắc xin phòng Covid, vì vậy mà các triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 như sốt, đau rát họng, đau mỏi người cũng biểu hiện ít hơn. Nghiên cứu của Fan Wu1 và cộng sự năm 2020 chỉ ra không có sự khác biệt đáng kể về triệu chứng giữa bệnh nhân SARS-CoV-2 có và không có COPD, bao gồm cả sốt, ho và khạc đờm; tuy nhiên, bệnh nhân COPD thường bị mệt mỏi hơn, khó thở hơn và thiếu oxy rõ ràng hơn. Nhiễm trùng đường hô hấp do virus là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây đợt cấp ở bệnh nhân COPD. Điều này có thể là được giải thích bằng khả năng tạo ra các cytokine tiền viêm, chẳng hạn như IL-1, IL-6 và IL-11 trong các tế bào biểu mô đường dẫn khí. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh nhân (65,5%) có tăng chỉ số viêm CRP huyết thanh. Ngoài ra một số bệnh nhân có tăng LDH và Ferritin huyết thanh, giảm tiểu cầu và thường có giảm bạch cầu lympho. Các tổn thương kính mờ, lát đá, đông đặc ở vùng đáy và ngoại vi hai bên phổi, huyết khối, thuyên tắc mạch phổi là những biểu hiện có thể gặp ở những bệnh nhân viêm phổi nặng do SARS-CoV-2. Nghiên cứu của Fan Wu1 và cộng sự chỉ ra so với bệnh nhân không có COPD kèm theo thì bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 kèm theo COPD có biểu hiện kính mờ, bóng mờ cục bộ và các bất thường ở khoảng kẽ với tỷ lệ lớn hơn và được điều trị bằng thuốc corticosteroid toàn thân, liệu pháp oxy, thở máy không xâm nhập với tỷ lệ cao hơn. Với những người bệnh COPD bị nhiễm SARS-CoV-2, GOLD khuyến nghị các phương pháp điều trị hiện có như coticoid, thuốc chống đông máu và kháng thể nên được sử dụng như đối với những người không mắc bệnh COPD. Tổ chức Y tế Thế giới, GOLD đều khuyến cáo việc điều trị bằng khí dung có thể làm tăng nguy cơ lây truyền virus từ bênh nhân SARS-CoV-2 sang nhân viên y tế và những người khác. Vì thế, nên ưu tiên sử dụng ống hít định liều có buồng đệm để cung cấp thuốc bất cứ khi nào có thể. Triệu chứng n % Ho khạc đờm mủ 29 96,7 Khó thở nặng 21 70 Sốt 10 33,3 Đau rát họng 4 13,3 Đau mỏi người 8 26,7 Ran ẩm, ran nổ 10 33,3 Ran rít, ran ngáy 26 86,7 Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân đợt cấp COPD đồng mắc Sars-CoV-2 điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, chúng tôi có một số kết luận: - Đa số bệnh nhân không có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 nhưng có khó thở nặng. 40% bệnh nhân có giảm bạch cầu lympho; 6,7% bệnh nhân có giảm tiểu cầu và 50% bệnh nhân có tăng D-dimer huyết thanh. 33,3% bệnh nhân có tổn thương viêm phổi; 3,3% bệnh nhân có huyết khối động mạch phổi; 3,3% bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch chi dưới; 3,3% bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch phổi. - Phần lớn bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc kháng virus và corticoid với tỷ lệ lần lượt là 56,6%, 60% và 83,3%. Ngoài ra, 80% bệnh nhân phải được hỗ trợ Oxy liệu pháp và 20% bệnh nhân phải thở máy không xâm nhập. Tuy vậy, đa số bệnh nhân (80%) được điều trị khỏi đợt cấp COPD đồng mắc SARS-CoV-2.