Content text ĐỀ 9 - GK1 LÝ 11 - FORM 2025- TDN1 - HS.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 9 – TDN3 (Đề thi có … trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 11 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………………..……. Lớp: …………………………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Câu 1. Chọn câu đúng trong các câu sau đây? A. Dao động tuần hoàn là dao động mà vị trí của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. B. Dao động tự do là dao động chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài. C. Dao động cưỡng bức là dao động được duy trì do tác dụng của một ngoại lực biến đổi. D. Dao động được duy trì mà không cần tác dụng ngoại lực tuần hoàn được gọi là sự tự dao động. Câu 2. Chu kỳ của một con lắc đơn là khoảng thời gian A. ngắn nhất để con lắc trở lại vị trí ban đầu. B. giữa hai lần liên tiếp con lắc ở vị trí biên. C. giữa hai lần liên tiếp con lắc đi qua vị trí cân bằng. D. con lắc thực hiện một dao động toàn phần. Câu 3. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Pha ban đầu của dao động là A. ωt. B. ωt + φ. C. φ. D. ω. Câu 4. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc ω. Khi vật đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật có giá trị là A. 0. B. v = ωA. C. v = - ωA. D. v = ±ωA. Câu 5. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc theo li độ trong dao động điều hòa có dạng là A. đường thẳng. B. đường tròn. C. đường elip. D. đường parabol. Câu 6. Động năng của một vật dao động điều hòa A. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì T. B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2. C. biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kì T/2. D. không thay đổi theo thời gian. Câu 7. Dao động duy trì có tần số A. bằng tần số riêng. B. lớn hơn tần số riêng. C. nhỏ hơn tần số riêng. D. bằng tần số của lực cưỡng bức. Câu 8. Một chức năng quan trọng của hộp đàn guitar là khuếch đại âm thanh. Chức năng trên là ứng dụng trong dao động
A. tắt dần. B. cưỡng bức C. duy trì. D. điện. Câu 9. Một con lắc lò xo có chiều dài dây treo là l, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Biểu thức xác định chu kì dao động của con lắc là A. 2.l T gp B. .g T l C. 2.g T lp D. .l T g Câu 10. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật đi qua vị trí có li độ x = A/2, tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là A. 1/3. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 11. Một vật dao động điều hòa với tần số f. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là A. T/2. B. T/4. C. T/8. D. T. Câu 12. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ T. Nếu tăng độ cứng lò xo lên 4 lần thì chu kỳ dao động của con lắc sẽ thay đổi như thế nào? A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 13. Một vật dao động điều hòa với phương trình 5os(10t)xcp cm. Tốc độ trung bình của vật trong thời gian 0,9s kể từ thời điểm ban đầu là A. 50cm/s. B. 75cm/s. C. 100cm/s. D. 125cm/s. Câu 14. Cho đồ thị biểu diễn gia tốc a theo thời gian t của một vật dao động điều hòa như hình. Đồ thị biểu diễn li độ x theo thời gian t tương ứng dao động trên là đồ thị nào sau đây?
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 15. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A = 10cm. Khi vật đi qua vị trí có li độ 53xcm thì vận tốc của vật là v = 20 cm/s. Tần số góc của dao động là A. 2 rad/s. B. 4 rad/s. C. 10 rad/s. D. 20 rad/s. Câu 16. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật nặng khối lượng m = 100g. Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng sao cho lò xo dãn 3 cm rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s². Bỏ qua mọi lực cản. Biên độ dao động của con lắc là bao nhiêu? A. 1cm. B. 2cm. C. 3cm. D. 4cm. Câu 17. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 0,1 kg và lò xo có độ cứng k = 100 N/m dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ A = 2 cm. Giả sử ma sát không đáng kể. Cơ năng của con lắc là bao nhiêu? A. 0,01J. B. 0,02J. C. 0,03J D. 0,04J Câu 18. Trong thí nghiệm đo chu kì con lắc đơn, một học sinh đo chiều dài con lắc là l=(100,0±0,1) cm và chu kì con lắc là T=(2,01±0,01) s để xác định gia tốc trọng trường g. Sai số tương đối của phép đo gia tốc trọng trường là bao nhiêu? A. 0,5%. B. 1,1%. C. 1,5%. D. 2%. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Câu 1. Đồ thị li độ x – thời gian t của hai vật dao động điều hòa A (x 1 ) và B (x 2 ) cùng tần số được mô tả bởi hình sau
Nội dung Đúng Sai a Biên độ dao động của vật B là 20cm. b Chu kì dao động của mỗi vật là 3s. c Dao động của hai vật A và B là vuông pha với nhau d Khi vật A có li độ 10cm và đang đi theo chiều dương thì vật B có li độ 7,53cm và đi theo chiều dương. Câu 2. Phương trình vận tốc của vật dao động điều hòa là 20os(4t+)/. 4vccmsp pp Nội dung Đúng Sai a Biên độ dao động là 20cm. b Phương trình li độ của vật là 20os(4t- ). 4xccmp p c Ở thời điểm t = 1s vật có li độ 2,52cm và vận tốc 102/.cmsp d Khi vật ở vị trí có li độ 1cm thì động năng bằng 24 lần thế năng Câu 3. Một con lắc đơn có vật nặng 500g treo vào dây không giãn dài 10cm đang dao động điều hòa với biên độ góc 9 0 . Lấy g = 10m/s 2 . Nội dung Đúng Sai a Biên độ dài của con lắc đơn xấp xỉ 0,016m. b Tần số góc dao động của con lắc đơn là 10 rad/s. c Cơ năng của con lắc đơn là 0,5J. d Do lực cản môi trường, trung bình cứ sau 1 chu kì biên độ của con lắc đơn giảm 5% so với biên độ ban đầu. Vậy sau 2 chu kì dao động, cơ năng con lắc đơn giảm 10% so với năng lượng ban đầu. Câu 4. Động năng của một vật có khối lượng 0,1kg được mô tả như hình dưới đây Nội dung Đúng Sai a Biên độ dao động của vật nặng là 5 cm. b Cơ năng dao động của vật nặng là 100J. c Tần số góc dao động là 202d/.ras d Khi vật có li độ 3cm thì có động năng là 0,036J.