PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 3 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 HÓA 11 ( Theo minh họa 2025 )_87xeHh6r1k.docx

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn hóa lớp 11 Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Đề số 3 (Đề gồm có ... trang) Họ và tên thí sinh……………………………………Lớp…… Số báo danh:………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng alkane ? A. CH 2 . B. C 2 H 4 . C. C 3 H 6 . D. C 4 H 10 . Câu 2. Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH 2 =CH−CH 3 . B. CH 2 =C(CH 3 )−CH 3 . C. CHC−CH 3 . D. CH 3 −CH=CH−CH 3 . Câu 3. Cho phản ứng CH 3 −CH=CH−CH 3 + H 2 0Ni,t¾¾¾® X. Tên gọi của X là A. butene. B. butane. C. isobutane. D. 2-methylpropane. Câu 4. Điều nào sau đâu không đúng khi nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzene ? A. vị trí 1,2 gọi là ortho. B. vị trí 1,4 gọi là para. C. vị trí 1,3 gọi là meta. D. vị trí 1,5 gọi là ortho. Câu 5. Sản phẩm tạo thành khi cho benzene tác dụng với HNO 3 đặc có H 2 SO 4 đặc; t 0 (tỉ lệ mol 1:1) là A. nitrobenzene. B. o-dinitrobenzene. C. m-dinitrobenzene. D. p-dinitrobenzene. Câu 6. Chất nào sau đây không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon? A. CH 2 =CH-CH 2 -Br. B. Cl-CHBr-CF 3 . C. CH 2 Cl-CH 2 -O-CH 3 . D. C 6 H 6 Cl 6 . Câu 7. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của alcohol đều cao hơn so với hydrocarbon, dẫn xuất halogen có phân tử lượng tương đương là do? A. trong phân tử alcohol có liên kết cộng hoá trị. B. giữa các phân tử alcohol có liên kết hydrogen. C. alcohol có nguyên tử oxygen trong phân tử. D. alcohol có phản ứng với Na. Câu 8. Đun hỗn hợp methanol và ethanol với dung dịch sulfuric acid đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được số ether khác nhau là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Phenol là hợp chất hữu cơ, trong phân tử có A. nhóm OH và vòng benzene. B. nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene. C. nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no. D. nhóm-OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no và có chứa vòng benzene. Câu 10. Khi nhỏ từ từ dung dịch bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol, hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là A. nước bromine bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng. B. dung dịch trong suốt.
C. xuất hiện kết tủa trắng. D. không xảy ra hiện tượng gì. Câu 11. Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào thuộc loại hợp chất carbonyl? A. CH 3 OH, C 2 H 5 OH. B. C 6 H 5 OH, C 6 H 5 CH 2 OH. C. CH 3 CHO, CH 3 OCH 3 . D. CH 3 CHO, CH 3 COCH 3 . Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong phân tử aldehyde, các nguyên tử chỉ liên kết với nhau bằng liên kết σ. B. Hợp chất R–CHO có thể điều chế được từ RCH 2 OH. C. Hợp chất hữu cơ có nhóm –CHO liên kết với H là aldehyde. D. Aldehyde có cả tính khử và tính oxy hóa. Câu 13. Ở điều kiện thường, các aldehyde nào sau đây tan tốt trong nước?  A. HCHO, C 6 H 13 CHO. B. HCHO, CH 3 CHO  C. CH 3 CHO, C 7 H 15 CHO. D. C 6 H 13 CHO, C 7 H 15 CHO Câu 14. Trong các hợp chất dưới đây, hợp chất nào phản ứng được với HCN cho sản phẩm là cyanohydrin? A. CH 3 CH 3 . B. C 4 H 9 OH. C. C 2 H 5 OH. D. CH 3 CHO. Câu 15. Ăn thực phẩm có lượng nhỏ fomon không gây hiệu ứng cấp tính, nhưng với lượng lớn, có thể gây đau bụng, nôn mửa, hôn mê, đau thận, và có thể gây tử vong. Fomalin hay fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng,… Vậy fomalin là: A. dung dịch rất loãng của aldehyde fomic. B. dung dịch acetaldehyde khoảng 40%. C. dung dịch 37 – 40% fomaldehyde trong nước. D. tên gọi của H–CH=O. Câu 16. Propanoic acid có công thức cấu tạo là A. CH 3 CH 2 OH. B.CH 3 COOH. C.CH 3 CH 2 COOH. D.CH 3 CH 2 CH 2 COOH. Câu 17. Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là A. C n H 2n O 2 (n ≥ 1). B. C n H 2n+2 O 2 (n ≥ 1). C. C n H 2n-1 COOH (n ≥ 1). D. C n H 2n O 2 (n ≥ 2). Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tính chất hoá học của acetic acid ? A. Acetic acid là acid yếu, làm đổi màu quỳ tím. B. Acetic acid có đầy đủ các tính chất của một acid thông thường. C. Acetic acid phản ứng được với ethanol tạo ester. D. Acetic acid là acid yếu nên không phản ứng được với đá vôi. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Picric acid có nhiều ứng dụng trong y học (định lượng creatinine để chấn đoản và theo dõi tình trạng suy thận, khử trùng và làm khô da khi điều trị bỏng,…), trong quân sự (sản xuất đạn, thuốc nổ,…), trong phòng thí nghiệm (nhuộm mẫu, làm thuốc thử,…). a. Công thức phân tử của picric acid là C 6 H 3 N 3 O 7 . b. Picric acid thường tồn tại dạng tinh thể màu trắng. c. Picric acid là sản phẩm thu được khi cho toluen phản ứng với dung dịch nitric acid đặc (xúc tác sulfuric đặc). d. Phân tử picric acid dễ cháy, nổ mạnh nên để an toàn, thường bảo quản picric acid trong lọ dưới một lớp nước.
Câu 2. Có ba chất hữu cơ X, Y và Z là ba đồng phân của nhau. Trên phổ IR, X và Y có tín hiệu đặc trưng ở vùng 1 740 – 1 670 cm -1 ; Z có tín hiệu đặc trưng ở vùng 3 650 – 3200 cm -1 . X là hợp chất đơn chức và có phản ứng với thuốc thử Tollens, còn Y thì không. Bằng các kĩ thuật phổ hiện đại, người ta thấy rằng trong phân tử của X có 6 nguyên tử hydrogen và 3 nguyên tử carbon. a. X là propanal. b. Y là propanone. c. Z là prop-1-en-3-ol. d. X, Y, Z đều làm mất màu nước bromine. Câu 3. Cho bốn hợp chất sau: propanol, phenol, ethanal, acetone, acetic acid. a. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là propanal. b. Có hai chất có phản ứng tạo iodoform. c. Có một chất tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 đun nóng tạo kết Ag. d. Có bốn chất tác dụng được với dung dịch NaOH. Câu 4. Thí nghiệm điều chế ethyl acetate như sau: Bước 1: Cho 1 ml cồn 96 o vào ống nghiệm, sau đó cho tiếp 1 ml CH 3 COOH. Bước 2: Thêm tiếp vài giọt H 2 SO 4 đặc vào ống nghiệm và lắc đều, dùng bông sạch nút ống nghiệm. Bước 3: Đun cách thuỷ khoảng 5 – 7 phút ở nhiệt độ 65 – 70 o C. Bước 4: Làm lạnh ống nghiệm, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hoà vào ống nghiệm. Để yên ống nghiệm. a. Trong thí nghiệm trên, có thể thay C 2 H 5 OH bằng C 6 H 5 OH. b. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. c. Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế. d. Sau bước 4, trong ống nghiệm chứa sản phẩm hữu cơ duy nhất là CH 3 COOC 2 H 5 . PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các chất sau: CH 3 CH 2 CHO (1), CH 2 =CHCHO (2), (CH 3 ) 2 CH–CHO (3), CH 2 =CHCH 2 OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với LiAlH 4 cùng tạo ra một sản phẩm là bao nhiêu? Câu 2. Thuốc nổ TNT (2,4,6- trinitrotoluene) được điều chế bằng phản ứng của toluene với hỗn hợp gồm HNO 3 đặc và H 2 SO 4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 80%. Lượng TNT (2,4,6- trinitrotoluene) tạo thành từ 9,2 kg gam toluene là bao nhiêu kg? (Cho NTK: H=1, C=12, O=16, N=14). (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Câu 3. Cho dung dịch acetic acid có nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch muối sodium acetate có nồng độ 10,25%. Giá trị của a là bao nhiêu? (Cho NTK: H=1, C=12, O=16, Na=23). (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Câu 4. Một loại khí gas dùng trong sinh hoạt có hàm lượng phần trăm theo khối lượng như sau: butane chiếm 98,4% còn lại là pentane. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol butane và 1 mol pentane lần lượt là 2654 kJ và 3600 kJ. Để nâng nhiệt độ của 1 gam nước lên 1 o C cần cung cấp nhiệt lượng là 4,16 J. Tính khối lượng gas cần dùng để đun sôi 1 lít nước (d = 1 gam/mL) từ 35 o C – 100 o C. (Cho NTK: H=1, C=12, O=16). (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.