Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 03 - File word có lời giải.doc
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 03 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: (1) chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng võng mắc cột tràm đêm ướt sũng xuống vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhòa đôi lúc ngẩn người một ráng đỏ chiều xa quên đời mình thêm tuổi chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi mà không hề rợp bóng xuống tương lai (2) những trận đánh ập về đầy trí nhớ pháo chụp nổ ngang trời tưng bừng khói nhịp tim dập dồn lần xuất kích đầu tiên bình tông cạn khô trên nóc hầm nồng khét những vỏ đồ hộp lăn lóc cái im lặng ù tai giữa hai đợt bom một tiếng gà bất chợt bên bờ kênh hoang tàn (3) thế hệ chúng tôi không sống bằng kỉ niệm không dựa dẫm những hào quang có sẵn lòng vô tư như gió chướng trong lành như sắc trời ngày nắng tự nhiên xanh (Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình, dẫn theo thivien.net) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm hình thức của đoạn trích trên. Câu 2. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai? Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1). Câu 4. “thế hệ chúng tôi” được nói đến ở đoạn (3) có đặc điểm gì?
Câu 5. Điều tâm đắc nhất mà anh / chị rút ra được về quan điểm sống sau khi đọc đoạn trích trên là gì? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn bài văn (khoảng 200 chữ) bàn về một cách sống cần có để thể hiện ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước. Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh) để làm sáng tỏ một số đặc điểm của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù: chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chữ rất cô đọng, hàm súc; cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại; nhiều tứ thơ độc đáo, nhiều hình ảnh gợi cảm, sáng tạo. CẢNH CHIỀU HÔM (Vãn cảnh) Phiên âm: Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ, Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình; Hoa hương thấu nhập lung môn lí, Hướng tại lung nhân tố bất bình. Dịch nghĩa: Hoa hồng nở hoa hồng lại tàn, Hoa nở hoa tàn đều vô tình; Hương thơm bay vào thấu trong ngục, Tới kể với người trong ngục nỗi bất bình. Dịch thơ: Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng, Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình; Hương hoa bay thấu vào trong ngục, Kể với tù nhân nỗi bất bình. (Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, (Nam Trân dịch), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr. 431) ---------- HẾT ---------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Những đặc điểm hình thức của đoạn trích thơ: – Sử dụng thể thơ tự do (số chữ trong các dòng thơ và cách ngắt nhịp khác nhau, nhiều vần,...). – Các chữ đầu dòng không viết hoa. – Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. 0,5 2 Nhân vật trữ tình: chúng tôi – những người lính. 0,5 3 Đoạn (1) có các biện pháp tu từ sau: điệp từ (mùa mưa), tương phản (mùa khô – mùa mưa), nói quá (chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi), ẩn dụ (rợp bóng xuống tương lai)... HS nêu đúng giá trị gợi hình, gợi cảm của biện pháp tu từ đã chọn. 1,0 4 “thế hệ chúng tôi” được nói đến ở đoạn (3) là những người không chìm đắm vào quá khứ mà quên đi hiện tại; không dựa dẫm, ý lại vào những vinh quang mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên; sống vô tư, hồn nhiên,... 1,0 5 HS nêu được một điều tâm đắc nhất rút ra được về quan điểm sống sau khi đọc đoạn trích. Nội dung câu trả lời cần tự nhiên, chân thành, có sức thuyết phục; độ dài theo số dòng quy định. 1,0 II VIẾT 6,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận * Mở đoạn: Giới thiệu đoạn thơ ở phần Đọc hiểu và nêu một cách sống cần có để thể hiện ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước. * Thân đoạn: - Nêu cách sống của những người lính trong đoạn thơ (đã cho): không dựa dẫm, không ỷ lại; không chìm đắm vào quá khứ, quên hiện tại; lạc quan, vô tư;.. - Nêu bối cảnh đất nước ngày nay, đặc điểm của đất nước trong thời gian gần đây. Từ đó, nêu và phân tích một cách sống cần có để thể hiện ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước. Cần làm rõ: biểu hiện và tác dụng của cách sống đó; cho ví dụ minh hoạ. (HS có thể lựa chọn một trong những cách sống được đề cập đến trong đoạn thơ đã cho và trình bày như trên hoặc đưa ra một cách sống khác theo quan điểm của bản thân.). - Liên hệ bản thân và rút ra bài học + Những biểu hiện của cách sống đó ở bản thân. + Rút ra bài học cho bản thân và những người trẻ tuổi để có được cách sống đó. * Kết đoạn: Khẳng định lại tính đúng đắn hoặc sự cần thiết của cách sống đã nêu. 0,5 d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. 0,5 đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh) để làm sáng tỏ một số đặc điểm của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù: chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chữ rất cô đọng, hàm súc; cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại; nhiều tứ thơ độc đáo, nhiều hình ảnh gợi cảm, sáng tạo. 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25