Content text (MỚI). CHƯƠNG 1.docx
Câu 21. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là A. Thay thế sức lực cơ bắp bằng máy móc B. Sử dụng các thiết bị điện trong mọi lĩnh vực của đời sống C. Tự động hóa các quá trình sản xuất D. Sử dụng trí tuện nhân tạo, robot và internet toàn cầu Câu 22. Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. B. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi kim loại. C. Cái lông chim và hòn bi rơi nhanh như nhau trong ống hút hết không khí. D. Hiện tượng cầu vồng. Câu 23. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống? A. Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế. B. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. D. Định hướng tư tưởng, phát triển hệ thống chính trị. Câu 24. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật? A. Vật lí có ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác dụng làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. B. Vật lí đem lại cho con người những lợi ích tuyệt vời và không gây ra một ảnh hưởng xấu nào. C. Kiến thức vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. D. Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ. Câu 25. Thiết bị nào sau đây có ứng dụng kiến thức về nhiệt là chủ yếu? A. Điện thoại. B. Nhiệt kế. C. Cân điện tử. D. Ti vi. Câu 26. Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí? A. Nhiệt học. B. Cơ học. C. Lượng tử. D. Quang học. Câu 27. Kiến thức về từ trường Trái Đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú? A. Xác định hướng bay. B. Làm tổ. C. Sinh sản. D. Kiếm ăn. Câu 28. Kết luận nào sau đây về ô tô điện là chưa đúng? A. Hoạt động bằng pin acquy. B. Thân thiện với môi trường. C. Hoạt động bằng nhiên liệu. D. Hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời. Câu 29. Hoạt động y tế nào dưới đây không sử dụng các thành tựu của vật lí? A. Chụp X - quang. B. Chữa tật khúc xạ của mắt bằng laze. C. Lấy thuốc theo đơn. D. Xạ trị. Câu 30. Thành tựu vật lí nào sau đây không thuộc cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư? A. Động cơ hơi nước. B. Điện thoại. C. Ô tô không người lái. D. Rôbốt. Câu 31. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối. Câu 32. Cho các dữ kiện sau. 1. Kiểm tra giả thuyết 2. Hình thành giả thuyết 3. Rút ra kết luận 4. Đề xuất vấn đề 5. Quan sát hiện tượng, suy luận Sắp xếp lại đúng các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5. B. 2 – 1 – 5 – 4 – 3. C. 5 – 2 – 1 – 4 – 3 D. 5 – 4 – 2 – 1 – 3 Câu 33. Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp thực nghiệm. A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất. C. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất. D. Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta dùng tia sáng. Câu 34. Các hiện tượng vật lí nào sau đây không liên quan đến phương pháp thực nghiệm. A. Tính toán quỹ đạo chuyển động của Mặt trăng dựa vào toán học. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất. C. Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy hoặc bay hơi của một chất. D. Ném một quả bóng lên trên cao Câu 35. Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp lí thuyết. A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất. C. Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy hoặc bay hơi của một chất. D. Ném một quả bóng lên trên cao Câu 36. Các hiện tượng vật lí nào sau đây không liên quan đến phương pháp lí thuyết. A. Tính toán quỹ đạo chuyển động của Sao Hỏa dựa vào toán học. B. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất. C. Biểu diễn đường truyền ánh sáng qua thấu kính. D. Ném một quả bóng lên trên cao. Câu 37. Có bao nhiêu bước trong phương pháp thực nghiệm? A. 1 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 38. Các phương pháp nghiên cứu nào sau đây thường dùng trong lĩnh vực Vật lí. A. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. B. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình và phương pháp quan sát – suy luận C. Phương pháp mô hình và phương pháp quan sát – suy luận D. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp quan sát – suy luận Câu 39. Các loại mô hình nào sau đây thương được dùng trong trường phôt thông A. Mô hình vật chất B. Mô hình lí thuyết C. Mô hình toán học D. Cả ba mô hình trên Câu 40. Phương pháp thực nghiệm gồm các bước nào sau đây? A. Quan sát, suy luận, kết luận B. Xác định đối tượng nghiên cứu, xây dựng mô hình, kiểm tra mô hình, điều chỉnh mô hình, kết luận. C. Xác định vấn đề nghiên cứu, quan sát thu thập thông tin, đưa ra dự đoán, thí nghiệm kiểm tra, kết luận. D. Xác định đối tượng nghiên cứu, quan sát thu thập thông tin, đưa ra dự đoán, kết luận. Câu 41. Khi nói về những quy tắc an toàn khi làm việc với phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ. B. Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.