PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ SỐ 3 - GV.docx

ĐỀ SỐ 3 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu thí sinh chọn một phương án. Câu 1. Đơn phân của protein là A. amino acid. B. nucleotide. C. acid béo. D. glucose. Câu 2. Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể? A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào cơ tim. C. Tế bào gan. D. Tế bào lympho B. Câu 3. Khi nói về vai trò của hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hô hấp giúp cơ thể thải O 2 sinh ra từ hô hấp tế bào. B. Hô hấp tế bào giúp cơ thể oxi hoá chất hữu cơ để giải phóng năng lượng. C. Hô hấp giúp cơ thể lấy CO 2 và giải phóng O 2 cung cấp cho hô hấp tế bào. D. Hô hấp giúp cơ thể lấy CO 2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào. Câu 4. Trong trồng lúa, sử dụng biện pháp trồng xen cứ một vụ lúa lại một vụ mùa trồng các cây như đậu, lạc để cải tạo đất. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất cho biện pháp này? A. Cây đậu, lạc trong hệ rễ có các nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm. B. Cây đậu, lạc có nhu cầu dinh dưỡng ít hơn so với cây lúa. C. Cây đậu, lạc có hiệu quả quang hợp cao hơn so với cây lúa. D. Các loài cây đậu, lạc có nhu cầu nước ít hơn so với cây lúa Câu 5. Có bao nhiêu thói quen sau đây làm tăng nguy cơ suy thận? I. Ăn quá nhiều muối và mỡ động vật. III. Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài. II. Uống quá nhiều nước thường xuyên. IV. Lạm dụng rượu, bia. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 6. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST, sợi cơ bản có đường kính là A. 300 nm B. 11 nm. C. 700 nm. D. 30 nm. Câu 7. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gene khi trồng trong các môi trường có độ pH khác nhau cho hoa có màu sắc khác nhau. Tập hợp các kiểu hình (màu sắc hoa) khác nhau của các cây trên gọi là A. biến dị tổ hợp. B. thường biến. C. mức phản ứng. D. đột biến. Câu 8. Tạo chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người là thành tựu của A. nhân bản vô tính. B. lai tế bào sinh dưỡng.
C. công nghệ gene. D. nuôi cấy mô. Câu 9. Ở ruồi giấm 2n = 8. Quan sát quá trình phân bào của 4 tế bào A, B, C, D thuộc loài này người ta thu được số liệu như bảng sau: Tế bào Số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào Số chromatid trong một tế bào Tế bào A 8 16 Tế bào B 16 0 Tế bào C 4 0 Tế bào D 4 8 Biết quá trình phân bào diễn ra bình thường. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình phân bào của 4 tế bào trên? A. Tế bào C đang ở kì sau của nguyên phân. B. Tế bào A đang ở kì giữa của giảm phân II. C. Tế bào B đang ở kì sau của nguyĉn phân. D. Tế bào D đang ở kì cuối của giảm phân II. Câu 10. Một loài thực vật lưỡng bội có 4 cặp NST được kí hiệu lần lượt là Aa, Bb, Dd, Ee. Giả sử có 4 thể đột biến với số lượng NST như sau: Thể đột biến Thể đột biến 1 Thể đột biến 2 Thể đột biến 3 Thể đột biến 4 Bộ NST AaBbDdEee AAaaBBbbDDddEEe e AaBDdEe AaBbDddEe Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thể đột biến số 3 làm tăng số lượng gene trên 1 NST. B. Số NST trong tế bào sinh dương của thể đột biến 1 là . C. Hàm lượng DNA trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở các thể đột biến giống nhau. D. Thể đột biến số 2 chỉ có thể phát sinh qua giảm phân và thụ tinh. Câu 11. Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo. B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc. C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau. D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.
Câu 12. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, ở kỉ nào sau đây xảy ra sự phát sinh thú và chim? A. Kỉ Tam điệp (Triassic) của đại Trung sinh. B. Kỉ Jurassic của đại Trung sinh. C. Kỉ Permian của đại Cổ sinh. D. Kỉ Carboniferous của đại Cổ sinh. Câu 13. Những nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các allele mới trong quần thể? A. Đột biến và di-nhập gene. B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và di - nhập gene. Câu 14. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quần thể là đơn vị tiến hoá để hình thành loài mới. B. Quần thể sẽ không tiến hoá nếu luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền. C. Tất cả các nhân tố tiến hoá đều làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể. D. Quá trình hình thành loài mới không nhất thiết dẫn đến hình thành quần thể thích nghi. Câu 15. Tổ chức nào sau đây là đơn vị tiến hoá hình thành nên loài mới? A. Quần thể. B. Cá thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái. Câu 16. Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Lưới thức ăn là một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ về mặt thức ăn. B. Trong lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật đều được xếp cùng một bậc dinh dưỡng. C. Lưới thức ăn là tập hợp gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung. D. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật thuộc một bậc dinh dưỡng. Câu 17. Trong trồng trọt, người ta dùng kiến vống (Decophylla smaragdina) để tiêu diệt sâu hại lá cam, nuôi ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa. Biện pháp này được đánh giá có hiệu quả cao ở những nơi có khí hậu ổn định và ít gây hại môi trường. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gặp nhược điểm nào đáng chú ý nhất sau đây? A. Chi phí cao. B. Tiêu diệt không triệt để sâu hại. C. Thời gian tiệt diệt sâu hại lâu. D. Có thể xuất hiện loài gây hại khác. Câu 18. Trên một hòn đảo, chó sói sử dụng nai làm nguồn thức ăn. Khi nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể nai và quần thể sói trên một hòn đảo các nhà nghiên cứu đã thu thập được kết quả như hình dưới đây.
I. Mối quan hệ giữa sói và nai là quan hệ cạnh tranh. II. Từ năm 1980 đến 1985 , số lượng nai suy giảm chủ yếu do sự phát triển của sói. III. Giai đoạn 2010 đến 2015 số lượng cá thể quần thể nai gấp khoảng 1,5 quần thể chó sói. IV. Nếu số lượng nai giảm bất thường thì đe doạ sự cân bằng sinh học trên hòn đảo này. Dựa vào biểu đồ trên, có bao nhiêu nhận định đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nghiên cứu tốc độ phân giải của hydrogen peroxide. Nhà nghiên cứu đã thiết lập bốn thí nghiệm đã được thực hiện bằng cách sử dụng các hỗn hợp khác nhau. Kết quả thu được như đồ thị ở hình bên. (1) Chỉ cơ chất. (2) Cơ chất + enzyme. (3) Cơ chất + enzyme + chất ức chế cạnh tranh. (4) Cơ chất + enzyme + chất ức chế không cạnh tranh. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai về kết quả thí nghiệm này. a. (1) tương ứng với đường cong số 1 do lượng H 2 O 2 do tốc độ phân giải nhanh nhất. b. (2) tương ứng với đường cong số 3 do enzyme không bị ức chế. c. (3) tương ứng với đường cong số 2 do có chất ức chế không cạnh tranh làm giảm hoạt tính

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.