Content text ĐỀ SỐ 6 - HS.docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A. Proton, m 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m 1 amu, q = 0. C. Electron, m 1 amu, q = -1. D. Proton, m 1 amu, q = -1. Câu 2. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số khối. B. nguyên tử khối. C. điện tích hạt nhân. D. số neutron. Câu 3. Nguyên tử của một nguyên tố có 4 lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là: K, L, M, N. Electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất? A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N. Câu 4. Cho vị trí của các nguyên tố E, T, Q, X, Y, Z trong bảng tuần hoàn rút gọn (chỉ biểu diễn các nguyên tố nhóm A) như sau: Có các nhận xét sau: (1) Thứ tự giảm dần tính kim loại Y, E, X. (2) Thứ tự tăng dần độ âm điện là Y, X, Z, T. (3) Thứ tự giảm dần tính phi kim là T, Z, Q. (4) Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử là Y, E, X, T. Số nhận xét đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt cấu hình electron bền vững giống với A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề. C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề. Câu 6. Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion? A. H 2 S, Na 2 O. B. CH 4 , CO 2 . C. CaO, NaCl. D. SO 2 , KCl. Câu 7. Phân tử nào sau đây được tạo thành từ sự xen phủ p – p? (Cho số hiệu nguyên tử H, S, Cl lần lượt là 1, 16, 17). A. Cl 2 . B. H 2 . C. HCl. D. H 2 S. Câu 8. Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen? A. H 2 O. B. H 2 S. C. CH 3 OH. D. NH 3 . Câu 9. Cho biết giá trị năng lượng liên kết Cl-Cl; Br-Br, I-I lần lượt là 243; 193; 151 kJ/mol, hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa các phân tử Cl 2 , Br 2 , I 2 ? A. I 2 > Br 2 > Cl 2 . B. Br 2 > Cl 2 > I 2 . C. Cl 2 > Br 2 > I 2 . D. Cl 2 > I 2 > Br 2 . Câu 10. Phân tử nào sau đây chỉ chứa ion đơn nguyên tử? Mã đề thi: 666
Câu 3. Nguyên tố lithium (Li, Z = 3) được sử dụng để sản xuất pin lithium, loại pin sạc được dùng trong thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính,…), phương tiện di chuyển dùng điện (xe đạp điện, xe máy điện,…) và kĩ thuật hàng không. Phổ khối lượng của lithium cho dưới đây: a. Li có hai đồng vị bền là và . b. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,5. c. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố Li thuộc chu kì 2, nhóm IA. d. Nếu coi mỗi nguyên tử Li là một quả cầu thì trong 4,155 gam Li có 3,6132.10 22 quả cầu (cho N A = 6,022.10 23 ). Câu 4. Cation M + và anion Y 2– có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p 6 . a. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố M nằm ở ô 15, chu kì 3, nhóm VIA. b. Các ion M + và Y 2– có cùng cấu hình electron với khí hiếm Ar (Z = 18). c. Công thức oxide cao nhất của Y có dạng YO 3 . d. Hợp chất tạo bởi M và Y là chất rắn ở điều kiện thường và có công thức MY 2 . PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Nguyên tử sulfủr có Z = 16, có bao nhiêu electron hóa trị? Câu 2. Cho biết trong các phân tử sau MgO, AlCl 3 , CH 4 , CCl 4 , O 2 , H 2 O và NH 3 . Dựa vào giá trị độ âm điện, cho biết có bao nhiêu phân tử có chứa liên kết cộng hóa trị? Nguyên tử Mg Al H N Cl O C Độ âm điện 1,31 1,61 2,20 3,04 3,16 3,44 2,55 Câu 3. Nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 33. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cho 0,1 mol hydroxide của R tác dụng với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã tham gia phản ứng là bao nhiêu? Câu 4. Cho số hiệu của nguyên tố N và O lần lượt là 7 và 8 . Biết rằng hóa trị của nguyên tố N trong phân tử HNO 2 bằng tổng số liên kết và liên kết mà nguyên tử N tạo thành khi liên kết với các nguyên tử xung quanh. Trong phân tử HNO 2 , nguyên tử N không liên kết với nguyên tử H mà liên kết với 3 nguyên tử O. Từ đó viết được công thức Lewis phù hợp của phân tử HNO 3 với hóa trị của N là n. Giá trị của n là bao nhiêu? Câu 5. Trong dung dịch NH 3 (hỗn hợp NH 3 và H₂O) tồn tại bao nhiêu loại liên kết hydrogen? Câu 6. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 2013, trẻ em sinh sống tại những khu vực có nguồn nước bị nhiễm Fluorine có chỉ số IQ trung bình sẽ thấp hơn so với những trẻ em sống tại vùng khác. Anion F – (fluoride) có độc tính mạnh với hệ thần kinh. Với lượng tương đối thấp 0,2 gam ion F – trên cơ thể có trọng lượng 70 kg có thể gây tử vong. Tuy nhiên, sự có mặt của anion fluoride lại giúp men răng chắc khỏe và chống chọi các bệnh về sâu răng, vì vậy anion fluoride được thêm vào nước uống đóng chai với nồng độ với nồng độ 1mg ion F – trên 1 lít nước và bổ sung một lượng nhỏ dưới dạng muối sodium fluoride (NaF) trong kem đánh răng. Một bạn học sinh nặng khoảng 63kg sử dụng loại nước chứa ion F – với lượng 1mg/1L để giúp men răng chắc khỏe, chống sâu răng. Sau khi đọc thông tin về độc tính của ion F – , bạn học sinh rất lo lắng. Hãy tính xem với thể tích nước mà bạn học sinh này uống một ngày là bao nhiêu lít thì ion F – có trong nước đạt
đến mức có thể gây độc tính? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.