PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ 1_ BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA.pdf

Trang 1 CHƯƠNG 2: TIẾN HÓA CHUYÊN ĐỀ 1: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA PHẦN 1: LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM Bằng chứng tiến hóa là những bằng chứng nói lên mối quan hệ giữa các loài sinh vật. I. Bằng chứng trực tiếp 1. Khái niệm Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. 2. Vai trò của hóa thạch Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp cho thấy mối quan hệ giữa các sinh vật. Qua việc xác định tuổi của hóa thạch có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau. Căn cứ vào đặc điểm và tuổi của hóa thạch có thể xác định được khí hậu thời điểm đó. II. Bằng chứng trực gián tiếp 1. Bằng chứng giải phẫu so sánh Bằng chứng giải phẫu so sánh nói về cấu tạo cơ thể cho thấy mối quan hệ giữa các loài. a. Cơ quan tương đồng Cơ quan ở các loài khác nhau được gọi là tương đồng nếu chúng được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau. Cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân li. b. Cơ quan thoái hóa Cơ quan thoái hóa được bắt nguồn từ một cơ quan của loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Ví dụ: Các xác nguyên vẹn của sinh vật: xác sâu bọ được phủ kín trong hổ phách. Vết chân, hình dáng của sinh vật để lại trên các lớp đất đá. Ví dụ: Thời kì có dương xỉ phát triển, trái đất có khí hậu ẩm ướt. Ví dụ: Gai xương rồng - tua cuốn đậu Hà Lan: đều có nguồn gốc từ lá. Cánh dơi - tay người: đều có nguồn gốc là xương chi trước của động vật có xương sống. Ví dụ: Ruột thừa ở người là cơ quan thoái hóa, cơ quan tổ tiên là manh tràng phát triển ở động vật ăn thực vật. Bằng chứng tiến hóa Bằng chứng trực tiếp Bằng chứng gián tiếp Hóa thạch Bằng chứng giải phẫu so sánh Bằng chứng tế bào học Bằng chứng sinh học phân tử
Trang 2 Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì cũng có nguồn gốc chung. c. Cơ quan tương tự Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau có hình thái giống nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy. Ví dụ: Ruột thừa và manh tràng là cơ quan tương đồng. Ví dụ: Gai xương rồng - gai hoa hồng. Gai xương rồng là biến dạng của lá, nhưng gai hoa hồng là biến dạng của biểu bì thân. Cánh chuồn chuồn - cánh chim. 2. Bằng chứng tế bào học Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Ví dụ: Con người được cấu tạo từ tế bào, vi khuẩn cũng được cấu tạo từ tế bào. 3. Bằng chứng sinh học phân tử Tất cả sinh vật hiện nay đều dùng chung một bảng mã di truyền, đều dùng 20 loại axit amin để cấu tạo prôtêin. ADN của các loài sinh vật đều có chức năng giống nhau và được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit: A, T, G. X. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự nuclêôtit có xu hướng giống nhau và ngược lại. PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN Ví dụ: Số lượng axit amin khác nhau trong chuỗi hemoglobin giữa các loài trong bộ linh trưởng so với người: Tinh tinh 0 Gôrila 1 Vượn Gibbon 3 Khỉ Rhezut 8 Khỉ sóc 9 Từ đó cho thấy người và tinh tinh có họ hàng gần nhất. Câu 1. (ID:404) Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự nhau.
Trang 3 B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cấu tạo giống hệt nhau. Câu 2. (ID :406) Trong tiến hoá, các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc khác nhau. Câu 3. (ID :408) Trong tiến hoá, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A. tiến hoá phân li. B. tiến hoá đồng quy. C. tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung. Câu 4. (ID :412) Mọi sinh vật sử dụng chung một bảng mã di truyền và thành phần cấu tạo prôtêin chứng tỏ nguồn gốc chung của sinh giới. Đây là loại bằng chứng nào? A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học. C. Bằng chứng địa lí sinh học. D. Bằng chứng sinh học phân tử. Câu 5. (ID :415) Cơ quan tương tự là những cơ quan A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 6. (ID :420) Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào A. bằng chứng phôi sinh học. B. cơ quan tương đồng. C. bằng chứng sinh học phân tử. D. cơ quan tương tự. Câu 7. (ID :422) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chúng. Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về A. phôi sinh học. B. địa lí sinh vật học. C. sinh học phân tử. D. giải phẫu so sánh. Câu 8. (ID:449) Người và tinh tinh có thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau, chứng tỏ người và tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi. Đây là loại bằng chứng nào? A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học. C. Bằng chứng địa lí sinh học. D. Bằng chứng sinh học phân tử. Câu 9. (ID :451)Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất? A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng giải phẫu so sánh. C. Bằng chứng hóa thạch. D. Bằng chứng hóa thạch. Câu 10. (ID :31307) Có bao nhiêu bằng chứng sau đây thuộc bằng chứng gián tiếp? (1) Cơ quan thoái hóa. (2) Bằng chứng sinh học phân tử. (3) Bằng chứng tế bào học. (4) Hóa thạch.
Trang 4 (5) Cơ quan tương đồng. A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11. (ID :479) Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ). B. nguồn gốc thống nhất của các loài. C. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá. Câu 12. (ID :489) Ví dụ nào sau đây không phải là cặp cơ quan tương đồng? A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. B. Vòi hút của bướm và đội hàm dưới của sâu bọ. C. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan. D. Gai xương rồng và gai của hoa hồng. Câu 13. (490) Kết luận nào sau đây sai? A. Cánh bướm và cánh chim là cơ quan tương tự. B. Tuyến nọc độc của rắn với tuyến tiết nước bọt ở người là cơ quan tương đồng. C. Cánh dơi và cánh của chim là cơ quan tương đồng. D. Gai của hoa hồng và gai của xương rồng đều là biến thái của lá và tiến hóa theo hướng phân li. Câu 14. (ID :31308) Có bao nhiêu cặp cơ quan sau đây là cơ quan tương đồng? (1) Cánh dơi – tay người. (3) Cánh sâu bọ - cánh dơi. (2) Cánh dơi – cánh chim. (4) Mang cá – mang tôm. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15. (ID :31309) Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Cánh chim – tay người. B. Tuyến nọc độc của rắn – tuyến nước bọt của người. C. Ruột thừa ở người – ruột tịt của thỏ. D. Gai hoa hồng - tua cuốn đậu Hà Lan. Câu 16. (IG :31310) Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng? A. Cánh chim - cánh bướm. B. Chân trước của mèo - cánh dơi. C. Ruột thừa của người - ruột tịt ở động vật. D. Tuyến nọc độc của rắn - tuyến nước bọt của người. Câu 17. (ID :31312) Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào. Đáp án:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.