Content text Đọc hiểu.pdf
Trang 1 PHẦN 1. ĐỌC HIỂU PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN * Quan niệm về đọc hiểu - Đọc hiểu là năng lực nhận thức phức tạp yêu cầu khả năng tích hợp thông tin trong văn bản với tri thức người đọc (Anderson và Pear-son, 1984) - Đọc hiểu là một quá trình tư duy có chủ tâm, trong suốt quá trình này, ý nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa văn bản và người đọc. (Durkin, 1993) - Đọc hiểu là một quá trình tương tác xảy ra giữa một người đọc và một văn bản (Rumelhart, 1994) - Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình người đọc kiến tạo ý nghĩa của văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác. (Phạm Thị Thu Hương, 2012) * Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào các dạng văn bản bằng các thao tác cụ thể của người đọc để lĩnh hội, tiếp nhận, đánh giá về văn bản đó. Để đọc được một văn bản người đọc cần trang bị tri thức sau: - Đọc hiểu + Từ vựng (tu từ, nghĩa của từ) + Thể loại văn bản + Phương thức biểu đạt + Ngữ pháp (cấu trúc, nghĩa của câu) + Mạch lạc (liên kết của văn bản) + Phong cách ngôn ngữ 2. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG NHÀ TRƯỜNG a. Mức độ nhận biết - Xác định thể loại văn bản (6 phong cách ngôn ngữ); thể thơ. - Xuất xứ của tác phẩm (trích nguồn, bản in lần đầu...); - Tên tác giả, - Vị trí đoạn trích. - Hoàn cảnh sáng tác: Bối cảnh chung (thời đại) và hoàn cảnh cụ thể (nhà văn) - Phương thức biểu đạt (6 phương thức) - Biện pháp tu từ: + So sánh. + Ẩn dụ. + Nhân hóa. + Điệp ngữ,... b. Mức độ thông hiểu - Trình bày thông tin: tình huống truyện, tứ thơ và nhân vật trữ tình,...
Trang 2 - Tóm tắt: ý chính của văn bản, đặt tiêu đề cho văn bản, xác định câu chủ đề,... - Giải thích: nhan đề, từ ngữ, câu văn, hình ảnh, tên các nhân vật... - Phân tích: nội dung câu, từ; giá trị biểu đạt; hiệu quả tu từ; c. Mức độ vận dụng - Đồng tình hay phản bác vấn đề, nội dung, ý nghĩa - Liên hệ mở rộng với đời sống - Đề xuất đề nghị một vấn đề, giải pháp - Viết đoạn văn trình bày ý kiến * Lưu ý - Ghi nhớ các thông tin về văn bản qua sách giáo khoa và bài giảng. - Nhận biết và xác định đúng các thông tin liên quan đến văn bản - Phản hồi thông tin trong văn bản khi trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, đủ ý, xác định đúng yêu cầu để trả lời. - Vận dụng thông tin trong văn bản vào tình huống của đời sống, trình bày vấn đề theo quan điểm cá nhân, kết nối vấn đề của văn bản với kinh nghiệm đời sống cá nhân, nhận thức của bản thân. Khi trình bày, cần sử dụng các thao tác của văn nghị luận phù hợp và theo trình tự cấu trúc 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT - Tự sự - Hành chính công vụ - Nghị luận - Thuyết minh - Biểu cảm - Miêu tả a. Tự sự - Khái niệm: Là phương thức biểu đạt dùng lời kể một chuỗi các sự việc theo một trình tự nhất định, dẫn đến một kết thúc, thể hiện nội dung, cách nhìn cuộc sống - Đặc điểm + Có nhân vật. + Có sự việc nối tiếp nhau. + Có hành động, diễn biến. + Sử dụng câu trần thuật. - Các văn bản: Các thể loại truyện dân gian, truyện ngắn, tiểu thuyết - Dấu hiệu quan trọng nhận biết phương thức tự sự là kể việc theo một trình tự nhất định - Ví dụ Từ khi mẹ mất, Thạch Sanh sống tự lập một mình trong một túp lều tranh dưới một cây cổ thụ lớn. Tài sản duy nhất mà Thạch Sanh có là chiếc rìu để đốn củi và một chiếc khố để che thân. Năm Thạch
Trang 3 Sanh lên 13 tuổi thì Ngọc Hoàng đã cử một vị thần xuống dưới trần gian để dạy cho Thạch Sanh võ nghệ và nhiều phép thần thông biến hóa. Một hôm có một người bán rượu tên là Lý Thông trên đường bán rượu về ghé chân vào gốc đa để nghỉ ngơi, Lý Thông thấy Thạch Sanh rất khỏe mạnh, rất hiền lành chất phác nhưng lại mồ côi cha mẹ. Lý Thông nghĩ bụng “Nếu mà lợi dụng được thằng này thì sẽ được khối việc cho ta”. Chính vì vậy Lý Thông đã ngỏ lời muốn kết giao huynh đệ với Thạch Sanh, thấy Lý Thông muốn kết nghĩa anh em nên tưởng hắn có ý tốt nên Thạch Sanh đồng ý ngay. Sau khi kết nghĩa huynh đệ, Lý Thông đã đưa Thạch Sanh về nhà mình ở để dễ bề lợi dụng. (Thạch Sanh, truyện cổ tích) b. Biểu cảm - Khái niệm: Là phương thức biểu đạt dùng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc, cái nhìn chủ quan về đối tượng, sự việc. - Đặc điểm: + Ngôn ngữ có sắc thái biểu cảm: sử dụng tu từ, từ láy, câu cảm thán. + Bộc lộ suy tư, tình cảm, cách nhận xét của người viết - Các văn bản: Các thể loại thơ ca dân gian, thơ, tùy bút... - Dấu hiệu quan trọng nhận biết văn biểu cảm thường là được viết ở ngôi thứ nhất, có ngôn ngữ độc thoại và lớp từ ngữ thể hiện cảm xúc - Ví dụ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của "một người tình nhân chưa quen biết" (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. (Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân) c. Miêu tả - Khái niệm: Là phương thức biểu đạt dùng ngôn ngữ để tái hiện sự vật, con người trong bối cảnh qua các đặc điểm về hình dáng, màu sắc, đường nét, tính cách, hoạt động... - Đặc điểm + Sử dụng các câu trần thuật, các từ láy gợi hình, các tính từ chỉ đặc điểm. + Bố cục từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại, từ xa đến gần hoặc ngược lại... - Các văn bản
Trang 4 + Các bài văn miêu tả + Tác phẩm văn học: thơ và văn xuôi - Phương thức miêu tả có thể dùng trong các công trình khoa học, từ điển khi miêu tả về sự vật, cây cối, hiện tượng... trong đó nêu kĩ các đặc điểm về nhận diện đối tượng. Phương thức miêu tả xuất hiện nhiều và ở các dạng thức văn bản, thể loại khác nhau: miêu tả nhân vật trong truyện, tả cảnh trong thơ, miêu tả trong tùy bút, nhật kí.... - Ví dụ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. ...Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. (Tôi đi học, Thanh Tịnh) d. Nghị luận - Khái niệm: Là phương thức biểu đạt chủ yếu dùng lí lẽ, lập luận, dẫn chứng để bàn bạc, đánh giá vấn đề theo hướng ủng hộ hay phản đối, đúng hay sai; thể hiện quan điểm cách đánh giá của người viết. - Đặc điểm + Sử dụng các câu trần thuật, câu cầu khiến, câu hỏi... + Ngôn ngữ trang trọng, nghiêm túc - Các văn bản + Các văn bản chính trị, xã luận,... + Các bài diễn văn, phát biểu, tổng kết,... - Ví dụ Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. (Về vấn đề giáo dục, Hồ Chí Minh) e. Thuyết minh - Khái niệm: Là phương thức biểu đạt dùng ngôn ngữ để giới thiệu, trình bày, giảng giải... một cách chính xác và khách quan về nguồn gốc xuất xứ, quá trình phát triển, đặc điểm một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống: danh nhân, danh lam, thành tựu khoa học, chiến thắng lịch sử, cách chế tạo... - Đặc điểm + Bố cục của văn bản thuyết minh theo trình tự nguồn gốc - đặc điểm - công dụng.