Content text HSG VẬT LÍ 12-TỈNH THÁI BÌNH.docx
SỞ GD- ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT TÂY TIỀN HẢI ------------------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 LẦN 1 NĂM HỌC 2024- 2025 MÔN: VẬT LÝ 12 Thời gian: 90 phút không kể giao đề ---------------------------------- (Đề thi gồm 08 trang) Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh: …………………. Phần I (8,0 điểm): Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1. Nội năng của vật trong hình nào sau đây đang giảm? A.Hình 3. B. Hình 1. C. Hình 2. D. Hình 4. Câu 2. Trong một động cơ điêzen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 627 0 C được nén để thể tích giảm bằng thể tích ban đầu và áp suất tăng 20% so với áp suất ban đầu. Nhiệt độ của khối khí sau khi nén bằng A. 360 0 C. B. 87 0 C. C. 267 0 C. D. 251 0 C. Câu 3. Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi khí trên trải qua hai quá trình nào A. Nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng nhiệt. B. Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt. C. Nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt. D. Nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt. Câu 4.Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi thả rơi bốn vật bằng nhôm, đồng, chì, gang có cùng khối lượng từ cùng một độ cao xuống đất (coi như toàn bộ độ giảm cơ năng dùng để làm nóng vật)? Biết rằng, nhiệt độ lúc đầu của các vật là như nhau. A. Vật bằng nhôm có nhiệt dung riêng 880 J/kg.K. B. Vật bằng đồng có nhiệt dung riêng 380 J/kg.K. C. Vật bằng chì có nhiệt dung riêng 120 J/kg.K. D. Vật bằng gang có nhiệt dung riêng 550 J/kg.K. Câu 5 .Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.10 3 J/kg. Phát biểu đúng là A. khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.10 3 J khi nóng chảy hoàn toàn. Hình 1: Đun nóng nước bằng bếp lửa
B. mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.10 3 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. C. khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.10 3 J để hoá lỏng. D. mỗi kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.10 3 J khi hoá lỏng hoàn toàn. Câu 6.Nếu tốc độ chuyển động nhiệt trung bình của phân tử khí tăng gấp 2 lần thì nhiệt độ của khối khí sẽ A.tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không thay đổi. D. giảm 2 lần. Câu 7. Trong quá trình nén đẳng áp một lượng khí lí tưởng, nội năng của khí giảm. Hệ thức phù hợp với quá trình trên là A. ∆U = Q với Q < 0. B. ∆U = Q + A với A < 0, Q > 0. C. Q + A = 0 với A > 0, Q < 0 D. ∆U = Q + A với A > 0, Q < 0. Câu 8. Gọi D 1 , D 2 , D 3 và D 4 lần lượt là khối lượng riêng của thiếc, nhôm, sắt, và niken. Biết . Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi thả rơi bốn vật có cùng thể tích từ cùng một độ cao xuống đất? Coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật. A. Vật bằng thiếc. B. Vật bằng nhôm. C. Vật bằng niken. D. Vật bằng sắt. Câu 9. Một chậu bằng nhôm khối lượng 500 g đựng 2 lít nước sôi ở 100 0 C. Phải thêm vào chậu xấp xỉ bao nhiêu lít nước ở 20 0 C để có nước ở 35 0 C ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K. Khối lượng riêng của nước là 1000 g/dm 3 . A. 9,1 lít. B. 10,5 lít. C. 12,8 lít. D. 8,4 lít. Câu 10. Một ống thủy tinh tiết diện đều một đầu kín, một đầu hở, chiều dài L = 50 cm, có một cột thủy ngân dài H = 19 cm bịt kín một cột không khí trong ống. Coi nhiệt độ không đổi. Khi đặt ống thủy tinh nằm ngang thì chiều dài cột không khí là L 1 = 20 cm. Khi đặt ống thủy tinh thẳng đứng với đầu hở ở trên thì chiều dài cột không khí là L 2 = 16 cm. Nếu ống thủy tinh được đặt thẳng đứng với đầu hở ở dưới thì chiều dài của cột không khí bên trong ống là A. 22,12 cm. B. 50,00 cm. C. 25,73 cm. D. 26,67 cm. Câu 11. Đồ thị hình vẽ bên cho biết một chu trình biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng, được biểu diễn trong hệ tọa độ (V, T). Đồ thị nào dưới đây biểu diễn đúng chu trình biến đổi này trong các hệ tọa độ (p, V)
Câu 12: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Tiền Hải như sau: Tiền Hải: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong thang nhiệt Kelvin? A. Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K. B. Nhiệt độ từ 19 K đến 28 K. C.Nhiệt độ từ 273 K đến 301 K. D. Nhiệt độ từ 273 K đến 292 K. Câu 13: Hai vật rắn A và B được làm bằng hai kim loại khác nhau nhưng có cùng khối lượng và được nung nóng đều đặn trong các điều kiện giống nhau. Độ biến thiên nhiệt độ của mỗi vật theo thời gian được mô tả bởi đồ thị ở hình bên. Tỉ số nhiệt dung riêng của kim loại A so với kim loại B là A.. B. . C.. D.. Câu 14. Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”. B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”. C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”. D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”. Câu 15.Hai bình có thể tích bằng nhau và cùng một loại khí. Áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình lần lượt là p 1 và T 1 , p 2 và T 2 . Hai bình được nối thông với nhau, sau một khoảng thời gian ngắn chất khí đạt tới áp suất chung p và nhiệt độ tuyệt đối chung T. Hệ thức nào sau đây đúng? A. . B. . C. . D. Câu 16. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất p theo thể tích V khi nhiệt độ không đổi của một lượng khí lí tưởng xác định. Gọi S 1 và S 2 lần lượt là diện tích của các hình chữ nhật ABCD và DEFG. Hệ thức đúng giữa S 1 , và S 2 là A. S 1 > S 2 . C. S 1 < S 2 . B. 3S 1 = 2S 2 . D. S 1 = S 2 . Câu 17. Một khối khí lí tưởng xác định biến đổi theo các quá trình (1) – (2) – (3) – (4) như hình vẽ. Cho p là áp suất và V là thể tích của khối khí. Biết nhiệt độ của khối khí ở trạng thái (4) là −153°C. Nhiệt độ của khối khí này ở trạng thái (1) là A. 960°C. B. 1224°C . C. 687°C. D. 1233°C. A B
Câu 18. Chiều cao của cột thủy ngân trong nhiệt kế thủy ngân thay đổi theo nhiệt độ. Ứng với hai vạch có nhiệt độ là 0°C và 100°C thì chiều cao của cột thủy ngân trong nhiệt kế là 2 cm và 22 cm. Khi sử dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ của cơ thể của một em bé đang bị sốt thì thấy cột thủy ngân cao 9,9 cm. Theo thang nhiệt Kelvin, nhiệt độ của em bé lúc này là A. 321,5 K. B. 305,5 K. C. 327,0 K. D. 312,5 K. Câu 19. Nhiệt lượng cần cung cấp cho vật khi vật bắt đầu nóng chảy tới khi vật nóng chảy hoàn toàn phụ thuộc vào A. khối lượng của vật và tính chất của chất làm vật. B. tính chất của chất làm vật và nhiệt độ nóng chảy của chất làm vật. C. khối lượng của vật và nhiệt độ nóng chảy của chất làm vật. D. nhiệt độ nóng chảy của chất làm vật và thời gian cung cấp năng lượng nhiệt cho vật. Câu 20. Một căn phòng có thể tích 50 m 3 . Khi tăng nhiệt độ của phòng từ 20°C đến 30°C thì khối lượng không khí (coi là khí lí tưởng) thoát ra khỏi căn phòng là bao nhiêu kg? Coi áp suất khí trong phòng không đổi. Cho biết áp suất khí quyển là p 0 = 1atm và khối lượng mol của không khí μ=29g. R=8,31J/mol.K A.20,00 kg. B. 30,00 kg. C. 2,05 kg. D. 1,99 kg. Phần II (8,4 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 1. Khi xây dựng công thức tính áp suất chất khí từ mô hình động học phân tử khí, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Phát biểu Đúng Sai a. Trong thời gian giữa hai va chạm liên tiếp với thành bình, động lượng của phân tử khí thay đổi một lượng bằng tích khối lượng phân tử và tốc độ trung bình của nó. b. Giữa hai va chạm với thành bình, phân tử khí chuyển động thẳng đều. c. Lực gây ra thay đổi động lượng của phân tử khí là lực do phân tử khí tác dụng lên thành bình. d. Các phân tử khí chuyển động không có phương ưu tiên, số phân tử đến va chạm với các mặt của thành bình trong mỗi giây là như nhau. Câu 2. Giả sử một học sinh tạo ra một nhiệt kế sử dụng một thang nhiệt độ mới cho riêng mình, gọi là nhiệt độ Z, có đơn vị là 0 Z. Trong đó nhiệt độ của nước đá đang tan ở 1atm là –20 0 Z và nhiệt độ nước đang sôi ở 1 am là 120 0 Z. Phát biểu Đúng Sai a.Trong thang đo nhiệt độ Z có 140 khoảng chia. b. Biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Xen-xi-út sang nhiệt độ Z là: c. Nếu dùng nhiệt kế mới này đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 71 0 Z, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Xen-xi-út là 55 0 C.