Content text tailieutext. Mua và quản trị nguồn cung.pdf
1 MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG Chương 1 bao gồm 3 nội dung chính: 1.1 Các khái niệm cơ bản và quan điểm tiếp cận 1.2 Mục tiêu, vai trò của mua và quản trị nguồn cung 1.3 Phân loại mua trong doanh nghiệp 1.1 Các khái niệm cơ bản và quan điểm tiếp cận 1.1.1 Khái niệm mua và quản trị nguồn cung Để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh diễn ra nhịp nhàng liên tục và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp về doanh số/lợi nhuận/ thị phần, công tác mua cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và đi trước 1 bước. Công tác mua trong doanh nghiệp có thể được xây dựng và triển khai ở 3 bậc, đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Mua sắm (bậc tác nghiệp): tìm kiếm nhà cung cấp với giá thấp nhất cho 1 đơn vị vật liệu/sản phẩm Thu mua (bậc chiến thuật): đảm bảo tổng chi phí sở hữu thấp nhất, cân đối giữa giá mua với các chi phí liên quan, như chi phí dự trữ, bảo quản, vận chuyển v.v. Quản trị cung ứng (bậc chiến lược): đem lại tổng giá trị cao nhất cho doanh nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường với tổng chi phí hợp lý, đồng thời có được các mối quan hệ đa dạng và phù hợp với các nhà cung cấp khác nhau. Mua sắm (purchasing): Quá trình đặt hàng với NCC để có được hàng hóa và dịch vụ cần thiết nhằm thực hiện các tác nghiệp sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả. Theo quan điểm truyền thống, mua sắm là hành vi thương mại, đồng thời cũng là hoạt động nhằm tạo nguồn lực đầu vào, thực hiện các quyết định của dự trữ, đảm bảo vật tư, nguyên liệu, hàng hóa cho sản xuất hoặc cung ứng trong phân phối, mang tính chất hành chính và ngắn hạn. Công việc bao gồm: Đặt hàng, nhận hàng, kiểm tra, thanh toán; Quản lý hồ sơ (hóa đơn, chứng từ, chứng nhận chất lượng....) Thống kê dữ liệu và theo dõi Tổ chức đấu thầu, xử lý tranh chấp Ở bậc này, hoạt động mua chủ yếu tập trung vào đơn giá, cũng như triển khai và đôn đốc lịch giao nhận hàng hóa theo hợp đồng với các nhà cung cấp. Được nhìn nhận là công việc tương đối thụ động, thực hiện các yêu cầu của sản xuất - kinh doanh, bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp. Ví dụ, các cơ sở sản xuất nhỏ (các tiệm bánh mỳ kẹp) thường mua nguyên vật liệu (ổ bánh, thịt, pate, rau, tương ớt...) theo cách tiếp cận truyền thống này. Thu mua (Procurement): Thiết kế, hoạch định và đánh giá nhu cầu về vật liệu và dịch vụ trong doanh nghiệp, từ đó đặt hàng và tiếp nhận hàng hóa/dịch vụ từ các nhà cung cấp theo điều kiện thuận lợi nhất.
3 Tận dụng kinh nghiệm chuyên môn của BP mua về vật liệu, nguồn hàng để có thêm nhiều lựa chọn trong phát triển sp mới Với sự nhạy cảm về giá-tổng CP, việc tham gia sớm của BP mua giúp cân đối hài hòa với yêu cầu hoàn hảo của BP kỹ thuật/sx trong kiểm soát chi phí sản xuất - kinh doanh Ví dụ, Vinamilk đặt hàng và mua sữa tươi nguyên liệu từ hơn 8000 nông hộ. NCC tham gia sớm (Early Supplier Involvement = ESI) NCC tham gia ngay từ khâu nghiên cứu và phát triển sp Sớm hiểu được nhu cầu sản xuất - kinh doanh của DN người mua, sớm chuẩn bị sản xuất và cung ứng, tạo cơ hội rút ngắn chu kỳ mua, nhanh đưa sp ra thị trường và giảm dự trữ cho cả NCC và DN. Ví dụ, Tesla mời CATL tham gia sớm vào quá trình thiết kế xe ô tô điện với hệ thống pin phù hợp nhất theo xe Trong nhiều trường hợp, nếu bộ phận mua không tham dự sớm, doanh nghiệp làm việc riêng rẽ, thiếu kết nối sớm với nhà cung cấp thì kết quả có thể không như mong đợi, phải chỉnh sửa nhiều lần, khiến chi phí cao và hiệu quả thấp. Đặc biệt là trong trường hợp các sản phẩm có tính kỹ thuật thì việc tham gia sớm của NCC đem lại kết quả lớn hơn, trong khi chi phí lại thấp hơn. Như vậy, chỉ 1 thay đổi nhỏ của QT mua có thể dẫn tới 1 bước vọt lớn trong sản xuất - kinh doanh Hình bên tổng kết sự khác biệt giữa 3 bậc quyết định trong mua và quản trị nguồn cung, gắn với phạm vi công việc và sự chuyển đổi trong tư duy mua và quản lý các yếu tố đầu vào. DN từ chỗ chỉ chú ý đến đơn giá đã dần quan tâm hơn đến tổng chi phí sở hữu và cao nhất là đạt được tổng giá trị gia tăng lớn nhất. Song hành với đó là các mối quan hệ với NCC cũng thay đổi từ tính chất giao dịch/trao đổi sang các mối quan hệ gần gũi và dài hạn hơn, cùng nhau đột phá và tiến bộ. Nhờ đó, doanh nghiệp tìm được các NCC tốt nhất và xây dựng liên minh chiến lược với họ, góp phần gia tăng giá trị cho DN và CCU 1.1.2 Quan điểm tiếp cận Trong một công ty hiện đại, được quản lý tốt, chức năng mua có thể và nên đóng góp vào các mục tiêu cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có quan điểm tiếp cận như vậy về vị trí và vai trò của bộ phận mua. Mô hình 4 giai đoạn chuyển đổi về tư duy và quan điểm đối với bộ phận mua thể hiện qua các cách tiếp cận – thụ động; độc lập; hỗ trợ; tích hợp – của bộ phận mua trong cấu trúc tổ chức tại doanh nghiệp và dần phát triển thành vai trò của một chức năng đóng góp chiến lược.
4 Quan điểm thụ động (passive): Chức năng mua không có định hướng chiến lược và chủ yếu phản ứng thụ động theo yêu cầu của các bộ phận chức năng khác (sản xuất/tác nghiệp/tài chính....). Khi đó, BP mua ko có vị trí nổi bật trong cơ cấu tổ chức. Tập trung nhiều vào công việc hành chính. Việc lựa chọn NCC được cân nhắc nhiều vào giá cả và mức độ sẵn có Quan điểm độc lập (independent): Lúc này chức năng mua đã có những áp dụng nhất định về các kỹ thuật và thông lệ/phương pháp mua mới, hiện đại, nhưng định hướng chiến lược của nó vẫn còn khá độc lập và ít gắn kết với chiến lược cạnh tranh của công ty. Lãnh đạo cấp cao đã nhận thức được tầm quan trọng của bộ phận mua và cơ hội đóng góp của chức năng mua vào lợi nhuận, tăng trưởng DN. Liên kết phối hợp được thiết lập giữa các bộ phận mua và kỹ thuật. Tuy nhiên, quản lý DN vẫn đánh giá hiệu suất của bộ phận mua chủ yếu dựa trên các biện pháp giảm chi phí Quan điểm hỗ trợ (supportive): Chức năng mua hỗ trợ chiến lược cạnh tranh của công ty bằng cách áp dụng các kỹ thuật và thông lệ mua hiện đại giúp củng cố và tăng cường vị thế của công ty. Nhân sự bộ phận mua có kết nối và gắn bó với bộ phận marketing, thể hiện vị trí rõ ràng vào năng lực chiếm lĩnh thị trường của DN. Nhân sự mua có tính chuyên nghiệp cao, được coi là nguồn lực quan trọng, được chú ý phát triển kinh nghiệm, động lực và thái độ nghề nghiệp. Còn nhà cung cấp tốt được coi là tài nguyên, được tuyển chọn kỹ lưỡng, phát triển quan hệ lâu dài và rà soát định kỳ Quan điểm tích hợp (integrated): Chiến lược mua được tích hợp hoàn toàn vào chiến lược cạnh tranh của công ty và tạo thành một phần nỗ lực tích hợp nhịp nhàng với các bộ phận chức năng khác để xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược chung toàn công ty. Công tác đào tạo liên chức năng của các chuyên gia/ giám đốc điều hành mua được chú ý và bồi đắp. Ở một số lĩnh vực kỹ thuật cao, cơ chế tham gia trước mua được ứng dụng tương đối rộng rãi. Hiệu suất mua được đo lường và đánh giá không chỉ thông qua tổng chi phí mua, mà còn được xác định bằng sự đóng góp và giá trị gia tăng vào thành công của công ty 1.1.3 Lịch sử phát triển về mua và QTNC Những quan điểm tiếp cận nêu trên của mua và quản trị nguồn cung được tiến hóa và phát triển trải dài trong hơn 170 năm qua. Mỗi giai đoạn đóng góp các khía cạnh và nền tảng khác nhau vào sự phát triển và nâng cao tầm vóc của nghề, từ đó định hình và nhấn mạnh vào việc tích hợp hoạt động mua trong quản trị chuỗi cung ứng. Chức năng của mua và QTNC đạt được vị trí như bây giờ là cả lịch sử và quá trình thay đổi mạnh mẽ, gồm 7 thời kỳ, tiến hóa từ giữa thế kỷ 19 đến nay, dưới tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, tự nhiên và công nghệ. Giai đoạn 1 – Khởi đầu (The Early Years, 1850–1900): Một số học giả cho rằng thời kỳ đầu của lịch sử mua hàng bắt đầu sau năm 1850. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy chức năng mua đã nhận được sự chú ý trước cả mốc thời gian đó. Cuốn sách của Charles Babbage về nền kinh tế của máy móc và sản xuất công nghiệp (xuất bản 1832) đã đề cập đến tầm quan trọng của chức năng mua. Tác giả Babbage đã mô tả 1 vị trí là "người đàn ông vật liệu" (material man), người chịu trách nhiệm cho một số chức năng quản lý vật liệu lựa chọn, mua, nhận và cung cấp tất cả các mặt hàng theo yêu cầu sản xuất. Dù vậy, mối quan tâm lớn và sự phát triển của hoạt động mua hàng trong những năm đầu diễn ra và thể hiện rõ nét hơn sau những năm 1850. Trong giai đoạn này, sự phát triển của ngành đường sắt Mỹ khiến chúng trở thành một trong những lực lượng chủ yếu trong nền kinh tế. Đường sắt rất quan