Content text BÀI 16. CÔNG SUẤT – HIỆU SUẤT (2 tiết).pdf
Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... BÀI 16. CÔNG SUẤT – HIỆU SUẤT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nêu được khái niệm, viết được công thức tính và đơn vị đo của công suất. HS nêu được khái niệm và viết được công thức xác định hiệu suất. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và học tập: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. - Năng lực môn vật lí: Năng lực nhận thức vật lí: + Nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa công suất từ một số tình huống thực tế. + Nêu được định nghĩa hiệu suất từ những tình huống thực tế. Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: + Vận dụng được mối liên hệ công suất (hay tốc độ thực hiện công) với tích của lực và vận tốc trong một số tình huống thực tế. + Vận dụng được hiệu suất trong một số tình huống thực tế 3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc đọc SGK và trả lời câu thảo luận. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra ý kiến của cá nhân. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Theo các em, tại sao người ta lại dùng máy móc để thay thế cho sức người? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.
- GV mời 1 bạn HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời. TL: Người ta dùng máy móc để thay thế cho sức người vì để nâng cao hiệu quả làm việc. Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV đặt vấn đề: + Hai thế hệ đầu máy trong hình 16.1 dưới đây có sự khác biệt rất nhiều về tốc độ sinh công. Vậy đại lượng nào đặc trưng cho khả năng này? + Trong câu hỏi đầu bài, chúng ta đang muốn nói đến hiệu quả làm việc hay còn được gọi là hiệu suất làm việc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu những vấn đề trên. Chúng ta đi vào bài 16. Công suất – Hiệu suất. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Công suất a. Mục tiêu: + HS nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa công suất từ một số tình huống thực tế. + HS rút ra được công thức xác định mối liên hệ giữa công suất với lực tác dụng lên vật và vận tốc của vật.
+ HS vận dụng được mối liên hệ công suất (hay tốc độ thực hiện công) với tích của lực và vận tốc trong một số tình huống thực tế. b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: + HS đưa ra được khái niệm, ý nghĩa và viết được công thức tính công. + HS đưa ra được công thức tính công suất dựa vào lực tác dụng và vận tốc của vật. + HS giải được một số bài tập đơn giản liên quan đến công suất. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về khái niệm công suất. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu Thảo luận 1: Quan sát hình 16.2 và cho biết trong trường hợp nào thì tốc độ sinh công của lực là lớn hơn. - GV đưa ra nhận xét: Trong sản xuất và đời sống, ngoài khả năng sinh công thì tốc độ sinh công của 1. Khái niệm công suất. Trả lời: *Thảo luận 1: Xét cho cùng một loại đinh ốc và tấm gỗ thì lực do tay người và lực do máy khoan đều sinh công bằng nhau khi vặn đinh ốc. Nhưng khi sử dụng máy khoan thì công việc được hoàn thành nhanh hơn. Do đố tốc độ sinh công của lực khi sử dụng máy khoan là lớn hơn. *Công suất: