PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 4089. Sở Hà Tĩnh (giải).pdf


Câu 9: Khi cho hai vật P và Q tiếp xúc nhau, nhiệt chỉ tự truyền từ vật P sang vật Q khi A. thể tích vật P lớn hơn thể tích vật Q. B. khối lượng của vật P lớn hơn khối lượng vật Q. C. nhiệt độ vật P lớn hơn nhiệt độ vật Q. D. nội năng vật P lớn hơn nội năng vật Q. Câu 10: Một đoạn dây dẫn thẳng dài MN mang dòng điện I và được đặt trong từ trường đều B . Hình nào sau đây vẽ đúng hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện MN? A. Hình 2. B. Hình 1. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 11: Động năng chuyển động tịnh tiến trung bình của phân tử khí lí tưởng ở 27 oC là A. 414.10-23 J. B. 37,3.10-23 J. C. 621.10-23 J. D. 55,9.10-23 J. Câu 12: Một học sinh làm thí nghiệm đo cảm ứng từ của một nam châm như hình bên. Điều chỉnh khung dây vuông góc với cảm ứng từ của nam châm điện. Chiều dài tương đương của đoạn dây dẫn đặt trong từ trường là 20 m. Khi thay đổi dòng điện qua khung dây thì đo được giá trị lực từ qua lực kế cho ở bảng sau. Giá trị trung bình độ lớn cảm ứng từ trong thí nghiệm trên là A. 2,6 mT. B. 26 mT. C. 8,6 mT. D. 29 mT. Câu 13: Sương muối là hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khi nhiệt độ của hơi nước trong không khí giảm đột ngột xuống dưới 0 oC, hơi nước chuyển từ thể khí sang thể rắn mà không qua thể lỏng. Quá trình chuyển thể này gọi là A. sự ngưng tụ. B. sự nóng chảy. C. sự ngưng kết. D. sự thăng hoa. Câu 14: Đặt một nam châm trước cuộn dây (hình bên). Trường hợp nào dưới đây, không xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây? A. Cho nam châm quay quanh trục MN. B. Cho cuộn dây quay xung quanh trục AB. C. Cho nam châm tịnh tiến dọc theo trục MN. D. Cho cuộn dây tịnh tiến dọc theo trục MN. Câu 15: Biển báo nào sau đây cảnh báo khu vực có chất phóng xạ? Biển 1 Biển 2 Biển 3 Biển 4 A. Biển 2. B. Biển 1. C. Biển 3. D. Biển 4. M N I F B Hình 4 F I N M B Hình 3 F I N M F B Hình 2 M N I F B Hình 1 M N B A
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 16, Câu 17 và Câu 18: Núi Bà Đen nằm ở tỉnh Tây Ninh. Đây là đỉnh núi cao nhất miền Nam Việt Nam với độ cao 986 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trên đỉnh núi thường mát mẻ quanh năm. Vào ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước, nhiệt độ trên đỉnh núi lúc 6h sáng là 20 oC đến 12h trưa thì nhiệt độ là 28 oC trong khi các vùng đồng bằng xung quanh núi nhiệt độ lên đến 38 oC– 39 oC. Với khí hậu mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, núi Bà Đen là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong các dịp lễ. Câu 16: Ở chân núi thì nhiệt độ sôi của nước là 100 oC. Trên đỉnh núi nhiệt độ sôi của nước A. tăng lên vì càng lên cao thì càng gần mặt trời. B. tăng lên vì áp suất khí quyển giảm. C. giữ nguyên không đổi là 100 oC. D. giảm xuống vì áp suất khí quyển giảm. Câu 17: Mỗi khi lên cao 10 m thì áp suất khí quyển giảm 1,0 mmHg. Giả sử ở mặt nước biển áp suất khí quyển là 760 mmHg thì trên đỉnh núi áp suất khí quyển là A. 0,75 mHg. B. 0,66 mHg. C. 0,86 mHg. D. 0,23 mHg. Câu 18: Vào ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước, độ chênh lệch nhiệt độ trên đỉnh núi lúc 6h sáng và 12h trưa là A. 291 K. B. 8 K. C. 18 K. D. 281 K. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Để tạo ra dòng điện xoay chiều, người ta cho một khung dây dẫn phẳng gồm 100 vòng dây, mỗi vòng dây có diện tích S = 100 cm2 , quay đều với tốc độ 3000  vòng/phút quanh một trục vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,4 T như hình bên. a) Từ thông cực đại qua khung là 40 Wb. b) Suất điện động hiệu dụng trong khung dây là 20 2 V. c) Tại vị trí mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức thì từ thông qua khung dây bằng 0. d) Nếu khung dây quay với tốc độ không đổi thì suất điện động xuất hiện trong khung dây có độ lớn không đổi. Câu 2: Đồ thị hình bên miêu tả quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng. Trạng thái (1) khối khí có nhiệt độ 27 oC. a) Khối khí tỏa nhiệt trong quá trình biến đổi từ (1) đến (2). b) Áp suất khí ở trạng thái (2) bằng 6 Pa. c) Khối khí có n = 2,4 mol (lấy 2 chữ số có nghĩa). d) Cả chu trình biến đổi (1)→(2)→(3)→(1) khối khí nhận công.
Câu 3: Máy cán vật liệu thô thành lá vật liệu có độ dày được điều chỉnh tự động là một sản phẩm ứng dụng tính chất đâm xuyên của tia phóng xạ như hình bên. Nguyên lí hoạt động của máy cán vật liệu có độ dày được điều chỉnh tự động: Ở độ dày tiêu chuẩn d0 của lá vật liệu, đầu thu sẽ nhận một độ phóng xạ xác định, do đó mức tín hiệu ở đầu thu cũng xác định. Khi đó, hệ thống máy tính sẽ không gửi tín hiệu điều chỉnh vị trí con lăn. Nếu lá vật liệu có độ dày khác độ dày tiêu chuẩn thì tín hiệu đầu thu sẽ thay đổi (do độ phóng xạ tới đầu thu bị thay đổi). Thông qua hệ thống máy tính, một tín hiệu điều chỉnh vị trí con quay cán vật liệu sẽ được gửi đi nhằm đưa độ dày của lá vật liệu trở về giá trị tiêu chuẩn d0. Biết rằng, với một nguồn phóng xạ mới, chùm tia phóng xạ sẽ giảm độ phóng xạ đi n0 = 4 lần khi đi qua lá thép có độ dày tiêu chuẩn d0 = 4 mm. Nếu người ta cài đặt máy để cán được lá thép có độ dày d1 thì độ phóng xạ khi qua lá thép sẽ giảm 1 0 1 0 d d n n = lần. a) Nếu người ta cài đặt máy để cán được lá thép có độ dày 6 mm thì độ phóng xạ khi qua lá thép sẽ giảm 1,5 lần. b) Khi độ dày lá thép được cán ra thay đổi từ 4 mm sang 6 mm thì độ phóng xạ tới đầu thu sẽ giảm 2 lần. c) Ban đầu người ta sử dụng một nguồn phóng xạ có chu kì bán rã T và cài tín hiệu ở đầu thu để sản xuất lá thép có độ dày tiêu chuẩn d0. Sau khoảng thời gian bằng t = T cùng sử dụng nguồn phóng xạ đó và để tín hiệu đầu thu nhận được độ phóng xạ như đã cài ban đầu thì máy sẽ cho ra lá thép có độ dày bằng 2 mm. d) Độ phóng xạ do đầu thu nhận được tăng thì độ dày tấm vật liệu đã được cán tăng. Câu 4: Sinh viên thế hệ cuối 7X đầu 8X thường dùng “sục điện” để đun nước. Vào thời kỳ đó, hầu hết sinh viên đều có điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc sắm một chiếc ấm điện đun nước là khá tốn kém. Sục điện là một lựa chọn vừa rẻ tiền, nhỏ gọn, linh hoạt và tiện dụng. Một đầu sục điện là một sợi kim loại xoắn kép - thường là nhôm, nối giữa hai đầu dây nhôm là dây điện có phích cắm. Lúc đun nước thì thả cái lõi kim loại đó vào trong ca nhựa (nấu nước uống) hoặc xô nhựa (dùng để nấu nước tắm) chứa nước rồi cắm điện. Một sinh viên dùng chiếc sục điện có ghi 2500 W - 220 V cắm vào nguồn điện có điện áp hiệu dụng 220 V, để đun 2 lít nước chứa trong một ca nhựa ở 24 oC đến sôi ở 100 oC. Hiệu suất đun nước là 90,2%. Biết nước có khối lượng riêng là 1000 kg/m3 , nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. a) Đây là thiết bị đun nước đảm bảo thẩm mỹ và an toàn. b) Toàn bộ điện năng mà thiết bị này tiêu thụ đã chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng làm nóng nước c) Để đun nước trong xô đến sôi, sinh viên đó cần đun trong khoảng thời gian xấp xỉ 5,7 phút. d) Thời đó sinh viên ở trọ giá điện bán lẻ tiêu dùng sinh hoạt mà chủ phòng trọ tính là 880 đồng/kWh. Tiền điện mà sinh phải trả để đun sôi ấm nước trên là 173 đồng.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.