Content text CHỦ ĐỀ 1 - LÀM QUEN VỚI VẬT LÝ - HS.Image.Marked.pdf
CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU Chủ đề 1 : LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ • Yêu cầu cần đạt (Trích từ CTGDPT Vật lí 2018): – Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí. – Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật. – Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau. – Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết). – Mô tả được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. • Cấu trúc nội dung: I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ........................................................................... Lý thuyết chung của chủ đề + Phương pháp giải kèm ví dụ. II. BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ........................................................ (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT) 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn 2. Câu trắc nghiệm đúng sai: 3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn : III. BÀI TẬP LUYỆN TẬP........................................................................... (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT) IV. BÀI TẬP TỰ LUYỆN........................................................................... (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT)
Chủ đề 1: LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí và mục tiêu của môn Vật lí * Đối tượng nghiên cứu: Vật lí là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của: - Vật chất (chất, trường): quả bóng, chiếc xe đang chạy, các hành tinh đang quay quanh Mặt trời,... (chất); từ trường,... (trường) - Năng lượng: Cơ năng, nhiệt năng, điện năng, sự chuyển hóa động năng và thế năng khi vật rơi,... * Mục tiêu nghiên cứu: - Khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ vi mô và vĩ mô + Cấp độ vi mô mô phỏng vật chất nhỏ bé như nguyên tử, phân tử,... + Cấp độ vĩ mô mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất như hệ mặt trời, thiên hà,... - Trong nhà trường, môn Vật lí giúp HS hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính sau đây: + Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống + Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp. * Lĩnh vực nghiên cứu: Các lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí rất đa dạng từ Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học đến Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử. 2. Quá trình phát triển của Vật lí: Có thể phân chia quá trình phát triển của Vật lí thành 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có một tính chất, đặc trưng riêng
3. Vai trò của Vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ a) Vật lí có quan hệ với mọi ngành khoa học và thường được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên. b) Vật lí là cơ sở của công nghệ: Các thành tựu nghiên cứu của Vật lí là cơ sở cho sự ra đời của các thành tựu công nghệ; điển hình là vai trò quyết định đối với sự ra đời và phát triển các cuộc cách mạng công nghiệp. - Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Với đặc trưng cơ bản là thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc – gắn liền với sự ra đời máy hơi nước do James Watt sáng chế năm 1765 dựa trên những kết quả nghiên cứu về Nhiệt động lực học. - Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: Với đặc trưng cơ bản là sự xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người – khởi phát với sự ra đời của máy phát điện nhờ khám phá về hiện tượng cảm ứng điện từ của nhà vật lí Faraday.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba: Với đặc trưng là tự động hóa các quá trình sản xuất – nhờ các thành tựu nghiên cứu về điện tử, chất bán dẫn và vi mạch,... của Vật lí học - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Với các đặc trưng là sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), robot, internet, công nghệ vật liệu siêu nhỏ (nano), các thiết bị thông minh – dựa trên những thành tựu của các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau của Vật lí hiện đại.