Content text Quách Công Giang.pdf
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ ---- HỌC VIÊN: QUÁCH CÔNG GIANG “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ” CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ NGÀNH: 8310110 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM HÙNG HIỆP
1 MỤC LỤC Mở đầu......................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài luận văn............................................................... 3 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của Luận văn......................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn....................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn................................................... 9 6. Đóng góp mới của luận văn............................................................... 10 7. Kết cấu của luận văn....................................................................... 10 Chương I. Cơ sở lý luận về công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh................ 12 1.1. Quan niệm về truyền thông............................................................. 13 1.2. Quan niệm về công tác Tuyển sinh.................................................... 10 1.3. Công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục đại học......... 16 1.4. Vai trò của công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục đại học.............................................................................................. 18 1.5. Một số hoạt động truyền thông tuyển sinh.......................................... 19 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phục vụ tuyển sinh tại cơ sở giáo dục..... 30 1.7. Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động truyền thông tuyển sinh............... 32 1.8. Kinh nghiệm tiến hành công tác truyền thông thông phục vụ tuyển sinh ở một số cơ sở giáo dục đại học và bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Đại học Thành Đô.............................................................................................. 34 Tiểu kết chương 1............................................................................. 39 Chương II. Thực trạng công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh tại trường Đại học Thành Đô giai đoạn 2018 – 2021...................................................... 40 2.1. Giới thiệu chung về trường Đại học Thành Đô....................................... 40 2.2. Quan niệm công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh tại trường Đại học Thành Đô.............................................................................................. 42 2.3. Yêu cầu và nhiệm vụ tuyển sinh tại trường Đại học Thành Đô giai đoạn 2018 – 2021.......................................................................................... 44 2.4. Nội dung công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh tại trường Đại học Thành Đô.............................................................................................. 50
2 2.5. Nội dung thực hiện truyền thông tại Đại học Thành Đô........................... 53 2.6. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế của công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh tại trường Đại học Thành Đô................................. 66 Tiểu kết chương 2............................................................................. 73 Chương III. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh tại trường Đại học Thành Đô đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030........................................................................................... 74 3.1. Định hướng công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh tại trường Đại học Thành Đô.................................................................................... 74 3.2. Một số giải pháp truyền thông phục vụ tuyển sinh tại trường Đại học Thành Đô.............................................................................................. 81 3.3. Đề xuất, kiến nghị..................................................................... 87 Tiểu kết chương 3........................................................................... 93 Kết luận....................................................................................... 94 Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................. 95 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát.................................................................. 99 Phục lục 2: Câu hỏi phỏng vấn............................................................ 104
3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn. Đối với các trường Đại học tư thục, nguồn thu của nhà trường phụ thuộc vào nguồn học phí của sinh viên, do đó kết quả tuyển sinh của nhà trường chính là điều kiện sống còn. Trong bối cảnh giáo dục đại học ở nước ta hiện nay thì quan điểm muốn học đại học công lập vẫn chiếm đa số, do đó các trường đại học tư thục muốn tồn tại thì ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, việc truyền thông để xã hội, thí sinh biết tới nhà trường để từ đó thúc đẩy được hoạt động tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng Xu thế toàn cầu hóa trong giáo dục đại học diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, cùng với việc xã hội hóa giáo dục thì số lượng các trường đại học, cao đẳng, học viện ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn đa dạng hoá về hình thức đào tạo. Có thể dễ dàng hình dung rằng trong thời gian gần đây cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học đã mức độ khốc liệt - không chỉ giữa các trường trong nước mà còn là giữa các trường Việt Nam và các trường đại học quốc tế trong việc thu hút các thí sinh dự tuyển. Hoạt động cạnh tranh diễn ra ngay từ việc thu hút thí sinh tìm hiểu về ngành, tìm hiểu về trường, đăng ký dự tuyển và chọn trướng. Vì thế, trường nào có hoạt động truyền thông mạnh hơn thì trường đó sẽ thành công hơn trong việc thu hút sinh viên cũng như đội ngũ giáo viên giỏi quan tâm, chú ý đến. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hoạt động truyền thông trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Chính vì vậy, các trường đại học, cao đẳng đã và đang tăng cường nhiều hoạt động truyền thông tuyển sinh để thu hút thí sinh đăng ký dự tuyển, nhập học. Trong môi trường giáo dục hiện đại muốn có vị thế thuận lợi cạnh tranh với các trường đại học cần đòi hỏi phải ứng dụng vững chắc truyền thông nhằm lan toả hình ảnh, thương hiệu. Một khi trường học có giải pháp truyền thông không phù hợp thì sẽ mất lợi thế cạnh tranh cũng như không có nhiều sinh viên học tập để hoạt động tồn tại được. Điều này khiến các trường phải đi sâu nghiên cứu và