Content text ĐỀ SỐ 1 - HS.docx
ĐỀ SỐ 1 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Những thành phần nào sau đây tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào? A. Protein và acid béo. B. Glyxerol và acid béo. C. Phospholipid và protein. D. Glucose và saccharose. Câu 2. Cho các tế bào có nồng độ glucose trong tế bào chất là 0,05% vào môi trường có nồng độ glucose 0,1% thì môi trường đó được gọi là môi trường A. đẳng trương. B. bão hoà C. ưu trương. D. nhược trương. Câu 3. Đồ thị dưới đây mô tả sự thay đổi lượng DNA của một tế bào trong chu kì tế bào ở một loại tế bào mô phân sinh thực vật. Giai đoạn B trong đồ thị tương ứng là A. pha G1. B. pha S. C. kì đầu. D. kì giữa. Câu 4. Để bảo quản rau quả chúng ta không nên thực hiện hoạt động nào sau đây? A. Sấy khô rau quả. B. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường. C. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh. D. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh. Câu 5. Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của protein? A. Zn. B. Cl. C. Mg. D. N. Câu 6. Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Lí do nào sau đây có thể giải thích cho cây đỗ quyên đó? A. Có thể cây được bón thừa muối Ca. B. Có thể cây này đã được bón thừa K . C. Có thể cây này đã được bón thừa N. D. Có thể cây được tưới quá nhiều nước.
Câu 7. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây phượng? A. Mô phân sinh đỉnh thân. B. Mô phân sinh đỉnh rễ. C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh bên. Câu 8. Vật liệu di truyền trên DNA được truyền cho đời sau thông qua cơ chế. A. nhân đôi. B. phiên mã. C. dịch mã. D. đột biến gene. Câu 9. Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gene trên nhiễm sắc thể số 2 người ta thu được kết quả sau: Dòng 1: ABFEDCGHIK. Dòng 2: ABCDEFGHIK. Dòng 3: ABFEHGIDCK. Dòng 4: ABFEHGCDIK. Nếu dòng 3 là dòng gốc, loại đột biến đã sinh ra 3 dòng kia có trật tự phát sinh nào sau đây? A. Đảo đoạn NST, từ dòng . B. Đảo đoạn NST, từ dòng . C. Đảo đoạn NST, từ dòng . D. Đảo đoạn NST, từ dòng . Câu 10. Cho tế bào đang phân bào có dạng như hình bên. Tế bào này đang ở kì nào sau đây của quá trình phân bào? A. Kì sau của nguyên phân. B. Kì sau của giảm phân 1. C. Kì sau của giảm phân 2. D. Kì giữa của giảm phân. Câu 11. Sơ đồ dưới đây mô tả cơ chế hình thành một hội chứng bệnh ở người. Sơ đồ đó mô tả cho hội chứng bệnh nào sau đây? A. Hội chứng Turner. B. Hội chứng Down. C. Hội chứng Klinefelter. D. Hội chứng tiếng mèo kêu. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không phải là quan sát của Darwin trên cơ sở chọn lọc tự nhiên?
A. Các cá thể trong một quần thể khác biệt nhau về nhiều đặc điểm. B. Các đặc điểm của sinh vật được di truyền từ bố mẹ cho con cái. C. Số con sinh ra nhiều hơn so với số lượng cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng. D. Các cá thể kém thích nghi không bao giờ sinh sản tạo ra con cái. Câu 13. Một quần thể côn trùng được phun bằng một loại thuốc trừ sâu mới. Trong lần phun đầu tiên, đa số các con côn trùng đều chết nhưng vẫn còn một số cá thể sống sót. Ở thế hệ tiếp theo, nhiều cá thể côn trùng không bị ảnh hưởng đến sức sống khi phun thuốc trừ sâu. Nhận định nào sau đây đúng khi giải thích hiện tượng trên? A. Thuốc trừ sâu gây ra đột biến dẫn đến sự kháng thuốc ở côn trùng và di truyền cho thế hệ sau. B. Một số côn trùng trong quần thể đầu tiên đã có khả năng kháng thuốc và di truyền cho thế hệ sau. C. Côn trùng đã kịp thời biến đổi để thích nghi với môi trường chứa thuốc trừ sâu. D. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra thế hệ côn trùng kháng thuốc trừ sâu trong quần thể. Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về chọn lọc tự nhiên? A. Chọn lọc tự nhiên làm tăng dần tần số cá thể mang đặc điểm thích nghi qua các thế hệ. B. Khi môi trường sống thay đổi hoặc sinh vật di chuyển đến môi trường mới thì chọn lọc tự nhiên có thể làm xuất hiện loài mới. C. Chọn lọc tự nhiên xảy ra qua sự tương tác giữa sinh vật và môi trường có thể dẫn đến sự tiến hoá của cá thể sinh vật. D. Chọn lọc tự nhiên có thể làm khuếch đại hoặc tiêu giảm các đặc điểm di truyền của sinh vật. Câu 15. Triclosan là hoạt chất kháng khuẩn được cho vào nhiều loại sản phẩm gia dụng như dầu gội, xà phòng,... để làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và nấm mốc. Triclosan cũng được sử dụng làm chất bảo quản vật liệu trong giày dép, quần áo, và một số sản phẩm gia dụng. Trường hợp nào sau đây có thể xảy ra khi tăng cường sử dụng các sản phẩm có chứa triclosan trong một thời gian dài? A. Tất cả các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt dưới tác dụng của triclosan. B. Vi khuẩn có khả năng kháng triclosan ngày càng tăng về số lượng.
C. Nồng độ triclosan tăng sẽ làm tăng tần số đột biến của vi khuẩn. D. Vi khuẩn sẽ biến đổi để chống lại tác dụng của triclosan. Câu 16. Quan hệ đối kháng cùng loài thể hiện ở những trường hợp nào sau đây? 1 - kí sinh cùng loài. 2 - hợp tử bị chết trong bụng cơ thể mẹ. 3 - ăn thịt đồng loại. 4 - cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở. A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 17. Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng. Phôi nở trước ăn trứng chưa nở hoặc phôi nở sau nên mỗi lứa cá mập chỉ đẻ ít con. Đây là ví vụ về A. quan hệ vật ăn thịt - con mồi. B. hiện tượng khống chế sinh học. C. quan hệ cạnh tranh cùng loài. D. hiện tượng chọn lọc tự nhiên. Câu 18. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quần thể vật ăn thịt và quần thể con mồi, nhận định nào sau đây đúng? A. Số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt luôn nhiều hơn số lượng cá thể của quần thể con mồi. B. Số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt ổn định, còn số lượng cá thể của quần thể con mồi luôn biến đổi. C. Nếu cả 2 quần thể đều biến động theo chu kì, thì quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước. D. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể con mồi đã kéo theo sự biến động số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một thí nghiệm được thiết kế để đánh giá sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên cường độ quang hợp. Cường độ ánh sáng của đèn được điều chỉnh bằng độ đục của kính và cường độ quang hợp được đo bằng số lượng bóng khí thoát ra. Thí nghiệm được mô tả ở hình dưới đây