Content text CHƯƠNG 1 -BÀI TẬP THEO BÀI HỌC VẬT LÝ 11 KNTT (HS+GV).docx
CHƯƠNG 1. ĂNG LƯỢNG HÓA HỌC BÀI 1. N THIÊN ENTHALPHY TRONG PHẢN HỌC BÀI 1 DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA PHẦN A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DAO ĐỘNG CƠ - Vật chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng. Chuyển động như vậy gọi là dao động cơ. - Dao động cơ của một vật có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn. Nếu sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ thì dao động của vật đó là tuần hoàn. - Dao động tuần hoàn có thể có mức độ phức tạp khác nhau. Dao động tuần hoàn đon giản nhất là dao động điều hoà. II. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA 1. Đồ thị của dao động điều hoà - Gọi t = 0 là thời điểm bắt đầu quan sát, x = 0 là vị trí cân bằng của quả cầu. Hình: Dao động của con lắc lò xo Chương DAO ĐỘNG 1
- Đường cong trên hình là đồ thị dao động của con lắc. Nó cho biết vị trí của quả cầu trên trục x tại những thời điểm khác nhau. Đường cong này có dạng hình sin. 1. Biên độ 2. Chu kì Ta lấy một dấu ngã 3. Pha dao động Từ đồ thị ta lấy: 1 ArCos x c A Lấy khi đồ thị đang đi theo chiều âm (đi xuống) Lấy khi đồ thị đang đi theo chiều dương (đi lên) 2. Phương trình của dao động điều hoà x=Acos(��t+φ) - Là đồ thị dao động của con lắc, cho biết vị trí của quả cầu trên trục x tại những thời điểm khác nhau. Đường cong này có dạng hình sin. - Trong phương trình này A, ω và φ là các hằng số. • x là li độ dao động • A là biên độ dao dông.
• (ωt + φ) là pha của dao động ở t • φ là pha ban đầu - Dao động được mô tả bằng phương trình x=Acos(ot+φ) goi là dao động điều hòa. Vật nặng của con lắc đang dao động điều hòa gọi là vật dao động điều hòa. PHẦN B: BÀI TẬP I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Vật dao động điều hòa với biên độ, tần số và pha ban đầu lần lượt là A, f, φ. Đại lượng luôn dương trong ba đại lượng trên là A. f, φ. B. A, f. C. A, f, φ. D. A, φ. Câu 2. Chuyển động nào sau đây không được coi là dao động cơ? A. Dây đàn ghi ta rung động. B. Chiếc đu đung đưa. C. Pit tông chuyển động lên xuống trong xi lanh. D. Một hòn đá được thả rơi. Câu 3. Khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần gọi là A. tần số. B. chu kì. C. biên độ. D. tần số góc. Câu 4. Đại lương cho biết số dao động mà vật thực hiện được trong 1 s gọi là A. pha dao động. B. tần số góc. C. biên độ. D. li độ. Câu 5. Trong dao động điều hòa thì nhóm đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian? A. Li độ và thời gian. B. Biên độ và tần số góc. C. Li độ và pha ban đầu. D. Tần số và pha dao động. Câu 6. Độ lệch cực đại so với vị trí cân bằng gọi là A. Biên độ. B. Tần số. C. Li độ. D. Pha ban đầu. Câu 7. Tần số góc có đơn vị là A. Hz. B. cm. C. rad. D. rad/s. Câu 8. Một con ong mật đang bay tại chỗ trong không trung đập cánh với tần số khoảng 300 Hz. Chu kì dao động của cánh ong là A. 300 s. B. 3,33 ms. C. 3 s. C. 0,021 s. Câu 9. Nếu bỏ qua lực cản, chuyển động nào sau đây là dao động tự do? A. Một con muỗi đang đập cánh. B. Tòa nhà rung chuyển trong trận động đất. C. Mặt trống rung động sau khi gõ. D. Bông hoa rung rinh trong gió nhẹ. Câu 10. Pít-tông của một động cơ đốt trong dao động trên một đoạn thẳng dài 16 cm và làm cho truỷu của động cơ quay đều. Biên dộ dao động của một điểm trên mặt pít-tông bằng A. 16 cm. B. 8 cm. C. 4 cm. D. 32 cm. Câu 11. Một chất điểm dao động với phương trình (x tính bằng cm, t tính bằng s). Chất điểm này dao động với tần số góc là A. 20 rad/s. B. 10 rad/s. C. 5 rad/s. D. 15 rad/s.
Câu 12. Một chất điểm dao động điều hòa có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 30 cm. Biên độ dao động của chất điểm là A. 30 cm. B. 15 cm. C. –15 cm. D. 7,5cm. Câu 13. Một vật nhỏ dao động điều hòa thực hiện 50 dao động toàn phần trong 1 s. Tần số dao động của vật là A. Hz. B. Hz. C. 50 Hz. D. 0,02 Hz Câu 14. Một vật dao động điều hòa với phương trình (cm). Biên độ và pha ban đầu của dao động lần lượt là A. 5 cm; 0 rad. B. 5 cm; rad. C. 5 cm; rad. D. 5 cm; rad. Câu 15. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos10t (t tính bằng s). Tại t = 2 s, pha của dao động là A. 5 rad. B. 10 rad. C. 40 rad. D. 20 rad. Câu 16. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm s chất điểm có li độ bằng A. 2 cm. B. cm. C. cm. D. – 2 cm. Câu 17. Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ góc là π rad/s. Hình chiếu của vật trên một đường kính dao động điều hòa với tần số góc, chu kì và tần số bằng bao nhiêu ? A. π rad/s ; 2 s ; 0,5 Hz. B. 2π rad/s ; 0,5 s ; 2 Hz. C. 2π rad/s ; 1 s ; 1 Hz. D. rad/s ; 4 s ; 0,25 Hz. Câu 18. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos4πt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí cân bằng là A. 0,50 s. B. 1,00 s. C. 0,25 s. D. 2,00 s. Câu 19. Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = Acosωt. Nếu chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox. B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox. C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox. D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox. Câu 20. Theo định nghĩa. Dao động điều hòa là A. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. B. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi. C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. D. chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian. Câu 21. Chọn phát biểu đúng nhất? Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường kính A. là một dao động điều hòa B. được xem là một dao động điều hòa. C. là một dao động tuần hoàn D. không được xem là một dao động điều hòa. Câu 22. Vật dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.