TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- Hà Nội - 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ QUẢN LÝ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP CHO HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH Đặng Hoàng Tùng 2019 | PDF | 82 Pages
[email protected] được những mục tiêu giáo dục và đào tạo đã đề ra trong những thời kỳ nhất định. Chính sách miễn, giảm học phí theo cấp học, theo đối tượng được hưởng chính sách đã tạo nên hiệu ứng tốt đối với học sinh ở tất cả các địa phương trong cả nước, giúp học sinh thuộc các đối tượng bớt đi những khó khăn, gánh nặng về kinh tế và có thêm động lực để học tập tốt. Hiện nay ở Việt Nam, việcmiễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho sinh được áp dụng đối với hoạt động giáo dục và đào tạo đối với học sinh tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở tất cả các địa phương trong nước. Trong quá trình triển khai thực hiện ở các địa phương, việc xác định rõ về phạm vi áp dụng của chính sách này có ý nghĩa quan trọng, giúp xác định được các đối tượng chính sách để thực hiện việc điều tra, khảo sát.” 1.1.2. Đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh “Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xét đến nhóm học sinh tiểu học, THCS và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, do đó, theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP và Nghị định 145/2018/NĐ-CP, đối tượng thụ hưởng bao gồm: Thứ nhất, đối tượng không phải đóng học phí: Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập là học sinh tiểu học. Thứ hai, đối tượng được miễn học phí, bao gồm: - Học sinh bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. - Học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (bao gồm: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; v.v...). - Học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân. - Học sinh hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời
gian đào tạo từ 03 tháng trở lên). - Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học. - Học sinh học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Học sinh người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Thứ ba, đối tượng được giảm học phí, bao gồm: - Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: + Học sinh theo học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống. + Học sinh các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. + Học sinh là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. - Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: +Học sinh là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên. +Học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thứ tư, đối tượng không thu học phí có kỳ hạn, bao gồm: - Khi xảy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với học sinh phổ