Content text CÂU HỎI ĐÚNG SAI TẬP TÍNH Ở ĐV.docx
PHẦN II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Giẻ cùi lam (Cyanocitta cristata) là một loài chim thuộc họ Quạ, là loài bản địa của Bắc Mỹ. Chúng sống ở khắp miền Đông và Trung Hoa Kỳ và miền Nam Canada, những cá thể sống ở miền Tây có thể di cư. Loài này sinh sản trong các khu rừng rụng lá và rừng tùng bách, và thường gần các khu dân cư Loài này thường nôn mửa ngay lập tức sau khi ăn phải các con bướm chúa có màu sắc rực rỡ. Sau những kinh nghiệm như vậy, giẻ cùi lam tránh tấn công bướm chúa và những con đom đóm trông tương tự với bướm. Những nhận định sau là Đúng hay Sai? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Hình thức học tập quen nhờn ở động vật đã được mô tả trong ví dụ trên. b. Có sự liên kết giữa thị giác, vị giác trong hình thức học tập này ở chim giẻ cùi lam. c. Hình thức học tập này ở động vật có 2 dạng khác nhau.. d. Hình thức học tập này chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển. Câu 2. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về tập tính của động vật? Mệnh đề Đún g Sa i a. Ngày nay con người đã áp dụng hiểu biết về tập tính động vật vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống như an ninh, quốc phòng, giải trí,… b. Pheromone có thể gây ra các tập tính liên quan và không liên quan đến sinh sản. c. Quá trình học tập của con người bao gồm hai giai đoạn chính. d. Tập tính hợp tác không thuộc tập tính xã hội. Câu 3. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về hình thức học tập ở động vật: (phần này có thể thay thế phần đúng sai, cách tính điểm như phần đúng sai cấu trúc mới của bộ 2025) A. Quen nhờn 1. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con Rùa, con Rùa sẽ rụt đầu vào chân và mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì Rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. B. Học khôn 2. Bật đèn và cho chó ăn (tiến hành lặp lại nhiều lần) thì khi thấy bật đèn cho sẽ tiết nước bọt. C. Điều kiện hóa đáp ứng 3. Vượn biết kê các đồ vật để đứng lấy thức ăn trên cao. D. Điều kiện 4. Loài nhện có bản năng chăng tơ.
hóa hành động 5. Một con mèo đang đói nó chu động lục nồi để kiếm ăn. 6. Ve kêu vào mùa hè. Câu 4. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về tập tính ở động vật: (phần này có thể thay thế phần đúng sai, cách tính điểm như phần đúng sai cấu trúc mới của bộ 2025) A. In vết 1. Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ giúp cho sinh sản. B. Bẩm sinh 2. Tập tính bắt chuột ở mèo. C. Vị tha 3. Ngỗng con mới nở ra thấy đồ chơi thì đi theo đồ chơi. D. Săn mồi 4. Hổ, báo thường bò sát mặt đất và tiến đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ mồi hoặc rượt, cắn vào con mồi. 5. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đũa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. 6. Ong thợ sẵn sàng chiến đấu hy sinh thân mình để bảo vệ tổ và ong chúa. Câu 5. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về tập tính ở động vật: (phần này có thể thay thế phần đúng sai, cách tính điểm như phần đúng sai cấu trúc mới của bộ 2025) A. Tập tính bẩm sinh 1. Là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân cá thể thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của cả bầy đàn. B. Tập tính học được 2. Là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. C. Tập tính quen nhờn 3. Là tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì. D. Tập tính vị tha 4. Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. 5. Là tập tính mang tính chất của 2 loại tập tính bẩm sinh và thứ sinh. 6. Là tập tính mà các loài vật thực hiện để bảo vệ vùng đất, không gian hay tài nguyên mà chúng chúng xem là thuộc về mình. Câu 6. Ở loài chim tu hú, thay vì làm tổ, để trứng rồi ấp và chăm con như những loài chim khác, vào mùa sinh sản, chim tu hú cái thường đi tìm tổ chim chích và gửi trứng của mình ở trong đó. Trước khi bỏ đi, tu hú mẹ không quên “tẩm bổ” cho mình bằng một quả trứng chim chích, vừa mới được vài ngày tuổi. Vì trứng chim tu hú khá giống trứng của loài chim chích, khiến chim chích cứ vô tư ấp nở như lẽ tự nhiên. Ngoài ra, thức ăn của tu hú mẹ là các loài sâu có độc tố. Đối với chim tu hú trưởng thành chúng có khả năng miễn nhiễm, tuy vậy ở chim tu hú non còn yếu ớt rất dễ gặp nguy hiểm, thậm chí mất mạng, khi ăn phải loài sâu này. Tìm hiểu về loài chim tú hú và xét các nhận định sau đây:
Mệnh đề Đún g Sa i a. Tập tính bẩm sinh của loài chim tú hú là đẻ trứng vào tổ của chim chích và để chim chích ấp trứng thay mình. b. Khi nhìn thấy trứng của chim chích, tập tính săn mồi của chim tú hú trỗi dậy và chúng ăn luôn những quả trứng đó. c. Tập tính vị tha đã khiến chim chích vô tư ấp nở trứng của chim tu hú. d. Đẻ và nhờ loài khác nuôi hộ con của mình là việc làm cần thiết để tránh nguy hiểm cho con non Câu 7. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về tập tính ở động vật: (phần này có thể thay thế phần đúng sai, cách tính điểm như phần đúng sai cấu trúc mới của bộ 2025) A. Tập tính học được 1. Mọt gỗ chuyển động nhanh khi đi qua vùng khô. B. Tập tính sinh sản 2. Chim bay về phương Nam khi mùa đông đến. C. Tập tính di cư 3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa trời râm. D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ 4. Bao gồm nhiều tập tính nhỏ như tìm kiếm bạn tình, ấp trứng, chăm sóc con,… 5. Sau nhiều lần ăn thử sâu có màu đỏ và bị ngộ độc, chim chích không ăn loại sâu này nữa. 6. Nếu kẻ khác cố tình xâm nhập và khu vực bảo vệ thì con chủ sẽ xua đuổi kẻ xâm nhập, đôi khi xảy ra các trận chiến dữ dội. Câu 8. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về tập tính ở động vật: (phần này có thể thay thế phần đúng sai, cách tính điểm như phần đúng sai cấu trúc mới của bộ 2025) A. Nhận biết không gian 1. Tập trung trí não để ghi nhớ, sắp xếp thông tin. B. Học xã hội 2. Định hướng không gian môi trường. 3. Tinh tinh học con trưởng thành cách đập vỡ quả cọ dầu.
B. Giai đoạn tiếp nhận và xử lí thông tin C. Giai đoạn tăng cường và củng cố 4. Dọa đánh mèo nhiều lần nhưng không thực sự đánh. Ban đầu mèo co người nhưng sau một thời gian dọa quen thì mèo không còn sợ nữa. 5. Não bộ chuyển hóa thông tin thành nhận thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi. 6. Diễn ra theo hai giai đoạn. Câu 9. Động vật không xương sống có rất ít tập tính học được, mỗi lí do sau là đúng hay sai? Mệnh đề Đún g Sa i a. Động vật không xương sống sống trong môi trường đơn giản. b. Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển. c. Động vật không xương sống có tuổi thọ ngắn. d. Động vật không xương sống không thế hình thành môi liên hệ giữa các nơron. Câu 10. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về tập tính của động vật? Mệnh đề Đún g Sa i a. Việc hình thành một số tập tính không liên quan đến hệ thần kinh. b. Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, không đặc trưng cho loài. c. Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường bên trong. d. Tập tính đảm bảo cho sự thành công của sinh sản. Câu 11. Trong suốt sự nghiệp của mình, Pavlov quan tâm đến hoạt động của hệ thần kinh và các cơ chế điều hòa cơ thể. Thông thường, khi con người ăn, dạ dày sẽ tiết ra một lượng lớn dịch vị để giúp tiêu hóa thức ăn. Quyết tâm tìm hiểu cách đại não truyền mệnh lệnh này cho dạ dày, Pavlov đã tiến hành thí nghiệm trên chó. Ông nhận thấy dịch vị của chó tăng lên rất nhiều khi chúng nghe thấy tiếng bước chân của nhân viên thường mang thức ăn đến cho chúng. Pavlov cho rằng tiếng bước chân báo hiệu cho chú chó biết thức ăn đang được mang tới, thông qua thần kinh, đại não ra mệnh lệnh làm cho dạ dày tiết ra dịch vị. Từ phát hiện này, Pavlov nghĩ rằng, bất kỳ một tín hiệu nào như tiếng chuông, tiếng huýt sáo... gắn liền với sự xuất hiện của thức ăn trong một thời gian dài liên tục sẽ cho ra kết quả tương tự. Mệnh đề Đún Sa