PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ (Bản Học Sinh).docx

1 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 11 CHƯƠNG 3: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ Học sinh: …………………………………………………………….……………. Lớp: ………………. Trường .……………………………………………………. Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST MỚI MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý Dioxin (TCDD)
2 CĐ1: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ CĐ2: Phương pháp tách biệt và tinh chế chất hữu cơ CĐ3: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ CĐ4: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ CĐ5: Độ bất bão hòa và ứng dụng CĐ6: Ôn tập chương 3 CĐ1 HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ 1. Khái niệm - Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số hợp chất như oxide của carbon (CO, CO 2 ), muối carbonate (CaCO 3 , …), các cyanide (HCN, NaCN, …), các carbide (CaC 2 , Al 4 C 3 , …), … Đường mía chứa saccharose (C 12 H 22 O 11 ) Dung dịch sát khuẩn chứa ethanol (C 2 H 5 OH) Giấm táo chứa acetic acid (CH 3 COOH) - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. 2. Đặc điểm chung của chất hữu cơ Yếu tố Đặc điểm Thành phần nguyên tố - Nhất thiết phải chứa nguyên tố C, thường có H, O, N, Cl, S, … Đặc điểm liên kết - Chủ yếu là liên kết cộng hóa trị. Tính chất vật lí - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Tính chất hóa học - Dễ cháy, kém bền nhiệt nên dễ bị nhiệt phân hủy. - Phản ứng thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp sản phẩm. II. Phân loại hợp chất hữu cơ Hydrocarbon (chỉ gồm C và H) Dẫn xuất của hydrocarbon (ngoài C còn có nguyên tố khác O, N, Cl, …) ♦ Hydrocarbon no: Alkane (CH 4 ), … ♦ Hydrocarbon không no: Alkene (CH 2 =CH 2 ), Alkyne (CH≡CH), … ♦ Hydrocarbon thơm: Arene (C 6 H 6 ), … ♦ Dẫn xuất halogen: C 2 H 5 Cl, … ♦ Alcohol, phenol: C 2 H 5 OH, … ♦ Aldehyde, ketone: CH 3 CHO, … ♦ Carboxylic acid, ester: CH 3 COOH, … ♦ Amine: CH 3 NH 2 , … ♦ Carbohydrate, amino acid, …: C 6 H 12 O 6 , …
3 KIẾN THỨC CẦN NHỚ III. Nhóm chức và phổ hồng ngoại (IR) 1. Khái niệm nhóm chức và một số nhóm chức cơ bản ♦ Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ. ♦ Một số nhóm chức cơ bản: Hợp chất Nhóm chức Ví dụ Dẫn xuất halogen -F, - Cl, -Br, -I CH 3 Cl, CHCl 3 , CH 3 I, CH 3 Br, CH 3 F, … Alcohol, phenol -OH CH 3 – OH, C 2 H 5 – OH, C 6 H 5 – OH, … Ether -O- CH 3 – O – CH 3 , CH 3 – O – C 2 H 5 , … Aldehyde -CHO CH 3 – CHO, C 2 H 5 – CHO, … Ketone (-CO-) CH 3 – CO – CH 3 , CH 3 – CO – C 2 H 5 Carboxylic acid - COOH CH 3 – COOH, C 2 H 5 – COOH, … Ester -COO- CH 3 – COO – CH 3 , CH 3 – COO – C 2 H 5 , … Amine -NH 2 (bậc I) CH 3 – NH 2 , C 2 H 5 – NH 2 , … 2. Xác định nhóm chức bằng phổ hồng ngoại (IR) - Phương pháp phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy - IR) thường dùng để xác định sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ. - Trên phổ hồng ngoại, trục nằm ngang biểu diễn số sóng (cm -1 ) của các bức xạ trong vùng hồng ngoại, trục thẳng đứng biểu diễn cường độ truyền qua hoặc độ hấp thụ (theo %). - Trên phổ hồng ngoại, các tín hiệu (peak) của cực đại hấp thụ (hoặc cực tiểu truyền qua) ứng với những dao động đặc trưng của liên kết hoặc nhóm nguyên tử trong hợp chất hữu cơ. Hợp chất Liên kết Số sóng (cm -1 ) Alcohol O – H 3500 – 3200 Amine N – H 3300 – 3000 Aldehyde C – H 2830 – 2695 C = O 1740 – 1685 Ketone C = O 1715 – 1666 Carboxylic acid C = O 1760 – 1690 O – H 3300 – 2500 Ester C = O 1750 – 1715 C – O 1300 – 1000 Phổ hồng ngoại của ethanol (CH 3 – CH 2 – OH)
4 ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Hãy cho biết trong các chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ cơ? chất nào là hợp chất vô cơ? CaCO 3 thành phần chính của đá vôi Citric acid (C 6 H 8 O 7 ) có trong quả chanh Tinh bột (C 6 H 10 O 5 ) n có trong ngũ cốc (NH 2 ) 2 CO thành phần chính của đạm urea cần thiết cho cây trồng NaCl thành phần chính của muối ăn NaHCO 3 thành phần chính của baking soda Câu 2. [CTST - SGK] Cho các hợp chất sau: (1) CaCl 2 ; (2) CH 2 = CH - Cl; (3) C 6 H 5 - CHO; (4) CaC 2 ; (5) Al(OH) 3 ; (6) CuSO 4 ; (7) Ba(NO 3 ) 2 . Hợp chất nào là chất hữu cơ, hợp chất nào là hợp chất vô cơ? Câu 3. [CD - SGK] Cho các hợp chất: C 3 H 6 (1), C 7 H 6 O 2 (2), CCl 4 (3), C 8 H 18 (4), C 6 H 5 N (5) và C 4 H 4 S (6). Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hydrocarbon, hợp chất nào là dẫn xuất hydrocarbon? Câu 4. Cho các chất sau: C 2 H 4 , CO 2 , CH 4 , Al 4 C 3 , CH 3 COOH, C 2 H 7 NO 2 , C 6 H 12 O 6 , CaCO 3 , C 6 H 6 , C 2 H 5 Cl, C 2 H 5 OH, C 2 H 2 , NaCN, NaHCO 3 . Hãy phân loại các chất trên vào bảng sau: Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ Hydrocarbon Dẫn xuất của Hydrocarbon Câu 5. [CTST - SGK] Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ về thành phần nguyên tố, đặc điểm liên kết, tính chất vật lí và tính chất hóa học. Câu 6. [CD - SGK] Cho các chất H 2 O, LiF, C 2 H 6 và các giá trị nhiệt độ sôi -88,5 o C, 100 o C và 1676 o C. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của mỗi chất và giải thích sự khác nhau đó.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.