Content text LS&ĐL 1 YÊN THÀNH.docx
PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH CHUYÊN MÔN CUM 7 KỲ THI THỬ HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2024- 2025 A. PHẦN CHUNG: Dành cho tất cả thí sinh I. TRẮC NGHIỆM:(4.0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1.Dân tộc Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo từ A. Thời tiền sử. B. Thời Văn Lang – Âu Lạc. C. thời bắc thuộc. D.thời phong kiến. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây không đúng khi nói về sự xác lập chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam? A. Các di chỉ khảo cổ học ở Hạ Long, Quỳnh Văn, ven biển Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. B. Trên trống đồng Đông Sơn có trang trí hoa văn hình thuyền. C. Các truyền thuyết về lạc Long Quân- Âu Cơ, Mai An Tiêm… D. Làm nhà sàn sinh sống trên vùng núi cao. Câu 3.Các chúa Nguyễn ở Đàng trong đã thực thi chính sách A. Không khuyến khích mở rộng giao thương với nước ngoài. B. Không chú trọng xây dựng thành lủy phòng thủ trên biển. C. Tổ chức các đội Hoàng Sa , Bắc Hải hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực hiện khai thác sản vật và quản lý biển đảo. D. Kìm hảm sự phát triển các đô thị ven biển như Hội An, Gia Định ,Thuận Hóa Câu 4. Trên đất nước ta, con người khai thác, cải tạo chế ngự và thích ứng với chế độ mới sớm nhất ở vùng. A. Tây Nguyên B. song Cửu Long. C. sông Hồng. D. khu vực miền Trung. Câu 5. Quá trình khai thác Đồng bằng song cửu Long là quá trình A. Đắp đê trị thủy. B. thích ứng với tự nhiên. C. xa rời làng xóm D. quai đê, lấn biển. Câu 6. Thời nhà Trần chức quan chuyên trách trông coi việc bồi đắp bảo vệ hệ thống đê điều gọi là A. Tể tướng. B. Quan vũ. C. Hà đê sứ D. Quan võ. Câu 7. Biểu hiện nào sau đây thể hiện văn hóa của cư dân châu thổ sông Hồng và châu thổ song Cửu Long mang đậm chất sông nước? A. Sống trên sông nước, gần sông nước. C . Trị thủy. B. Phát triển nông nghiệp D. Khai phá các vùng đồng bằng. Câu 8. Việc cư dân đồng bằng song cửu Long tiến hành cải tạo châu thổ, chế ngự chế đọ nước song có điểm nào khác với cư dân vùng Đồng Bằng song Hồng? A. Cư dân sớm đắp đê ,trị thủy. C. Cư dân sớm tạo nên hệ thống kênh. B. Cư dân sớm khai hoang ,phục hóa đồng ruộng. D. Cư dân sớm đắp đê dọc theo các con sông lớn. Câu 9: Chế độ nước của sông Cửu Long có đặc điểm gì? A. Đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa B. Đơn giản và điều hoà, chia thành bốn mùa tương ứng với bốn mùa trong một năm. C. Phức tạp và có nhiều biến động D. Chảy xiết quanh năm và có nhiều bất thường Câu 10. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. C. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông). D. Giáp với Thượng Lào. Câu 11. Hiện nay, nhiều nơi ở ven biển châu thổ sông Cửu Long bị sụt lở mạnh, nguyên nhân là A. nền đất vùng ven biển của châu thổ ngày càng kém bền vững.
B. bề mặt châu thổ bị hạ thấp do các tác động nội lực. C. biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm. D. lưu lượng nước sông Mê Công ngày càng lớn. Câu 12: Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông là gì? A. Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông B. Quân lực của nước ta quá yếu so với các nước tranh chấp Biển Đông C. Các thành viên cấp cao của Liên Hợp Quốc và Toà án Quốc tế không ủng hộ nước ta trong việc giải quyết tranh chấp trên biển. D. nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu nên không có tiếng nói trên chính trường quốc tế Câu 13. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là: A. Tiền đề để thiết lập một trật tự thế giới mới trên biển, nhờ đó các nước được đảm bảo về quyền lợi kinh tế. B. Một hệ thống cơ sở pháp lí để các quốc gia có thể mua bán, trao đổi, giao dịch chủ quyền biển đảo với nhau. C. Cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. D. Là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp kinh tế trên Biển Đông. Câu 14. Đâu là một khó khăn của biển đảo nước ta đối với phát triển kinh tế? A. Là điểm nóng của chiến tranh giữa các nước lớn. B. Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. C. Vùng biển nước ta nghèo nàn về tài nguyên. D. Vùng biển nước ta không có các vũng vịnh lớn. Câu 15. Việc khai thác vùng bãi bồi cửa sông được bắt đầu dưới triều đại nào? A. Thời Văn Lang – Âu Lạc B. Thời nhà Lý C. Thời nhà Lê D. Thời nhà Nguyễn. Câu 16. Câu nào sau đây không đúng? A. Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao B. Hằng năm, trên vùng biển Việt Nam có thể khai thác 16 – 17 triệu tấn cá, 600 – 700 nghìn tấn tôm, 300 – 400 nghìn tấn mực,... C. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản có giá trị cao (tôm, cua, cá, rong biển,..). D. Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận A. PHẦN LỰA CHỌN: Thí sinh lựa chọn 1 trong 2 Chương trình, hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 1 hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 2. I. Chương trình Lịch sử và Địa lí 1: PHÂN MÔN LỊCH SỬ (16,0 điểm): Câu 1.(.5.5 điểm) Kể tên các hoạt động yêu nước đầu thế kỉ XXở Việt Nam? Theo em những hoạt động yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì mới so vơi các phong trào yêu nước trước đó?.Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của những hoạt động yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đối với cách mạng nước ta? Câu 2.(5.5 đ) Trình bày nguyên nhận và biểu hiện, hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929-1933. Theo em cuôc đại suy thoái kinh tế 1929-1933 có tác động đến Việt Nam không?. Câu 3.(5.0 điểm) Tình hình Nhật Bản trong những năm 1929-1945 có điểm gì nổi bật? Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau? Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, cách giải quyết của Mĩ và Nhật Bản như thế nào? Lý giải ? …………………Hết phần Lịch sử…………………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ HSG NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 9 I. Trắc nghiệm: 4.0 điểm (mổi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/A A D C C B C B C A D C A C B C B II. Tự luận: * Phân môn Lịch sử: 16,0 điểm CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 (5.5 điểm) * Kể tên các hoạt động yêu nước đầu thế kỉ XX. - Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu… - Hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh… - Hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành… * Những hoạt động yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm mới so vơi các phong trào yêu nước trước đó. - Hoàn cảnh lịch sử mới. + Trong nước: sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa + Sự phân hóa sâu sắc của các gai cấp tầng lớp trong xã hội, xuất hiện các giao cấp tầng lớp mới như tts, ts ,cn + Sự thất bại của phong trào giải phóng dân tộc theo ngọn cờ phong kiến , những hạn chế về giai cấp và thời đại. + Thế giới: Sự tác động của tư tưởng dân chủ tư sản từ TQ và NB -Khuynh hướng đấu tranh mới: Dân chủ tư sản - Giai cấp lãnh đạo mới: các sỹ phu yêu nước thực hiện cuộc vận động giải phóng dân tộc bằng con đường bạo động vũ trang và cải cách - Lực lượng tham gia phong trào đông đảo với nhiều tầng lớp xã hội như văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ, nông dân, binh lính; có sự tham gia của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5
- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của những hoạt động yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đối với cách mạng nước ta. * Ý nghĩa:- Đây là một khuynh hướng đấu tranh cách mạng mới dân chủ tư sản có những đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hoá, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ, chữ viết,và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam - Khẳng định truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh đất nước đó bị biến thành thuộc địa. -Phong trào đó dấy lây một cuộc vân động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia,đó làm thức tỉnh dân tộc đó tao ra được ý thức tự lực tự cường đất nước. -Phong trào đó đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động,quy mô…đạt cơ sở cho việc tập hợp lực lương,đồn kết các dân tộc chống đế quốc. * Bài học. -Con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến và tư sản không thể là lối thoát cho dân tộc ta, không đáp ứng được yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam. -Phải có một giai cấp, một tổ chức tiên tiến có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng: tuyên truyền, đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo quần chúng làm cách mạng. -Phải có một đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam đi đúng hướng và giành thắng lợi. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (5.5 điểm) * Nguyên nhân của đại suy thoái kinh tế: Trong những năm 1924- 1929, kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, sản xuất tăng lên nhanh chóng. Nhưng do sản xuất ồ ạt, nhu cầu và sức mua của thị trưởng không có sự tăng lên tương ứng, làm cho hàng hoá trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất. * Biểu hiện: + Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp…). + Khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932. *Hậu quả: Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. + Kinh tế: Tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sức sản xuất, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. + Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở khắp các nước. + Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản). 0,75 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5