Content text Chủ đề 4 ĐỊNH LUẬT III NEWTON - HS.docx
Sự tương tác giữa các vật: Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm thẳng lại gần nhau, hai nam châm đều tác dụng lực đẩy lên nhau. Khi võ sĩ lấy tay đấm vào bao cát, ta thấy bao cát bị dịch chuyển bởi lực tác dụng của tay lên bao cát. Đồng thời tay ta cũng cảm nhận được lực tác dụng bởi bao cát lên tay. Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật. Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác. Định luật: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Biểu thức ABABBABAF = - F hay F = - F rrrr ABF r là lực do vật A tác dụng lên vật B. BAF r là lực do vật B tác dụng lên vật A. Lực và phản lực: Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. Đặc điểm của lực và phản lực: + Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. + Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối. (trực đối chứ không được nói là cân bằng hoặc trực đối cân bằng). + Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. Một số ví dụ về cặp lực và phản lực: Ví dụ 1: Khi một người bắt đầu bước về phía trước, chân của họ đạp mặt đất ra phía sau và mặt đất tác dụng một lực bằng và ngược chiều lên người đó. Chủ đề 4 ĐỊNH LUẬT III NEWTON
Ví dụ 2: Minh họa các lực trong tương tác giữa Trái Đất và người đứng trên mặt đất. Ví dụ 3: Hai người đẩy nhau Ví dụ 4: Phóng tàu con thoi tương tự như thả một quả bóng bay có chứa đầy không khí. Khi tàu con thoi được phóng lên, quá trình đốt cháy dữ dội sẽ đốt cháy khí thải ra khỏi tên lửa đẩy. Lực tác dụng là tên lửa đẩy các khí đi xuống và ra khỏi tên lửa đẩy. Phản lực là các chất khí đẩy ngược lên và ngược lại với tên lửa đẩy. Lực tác dụng lên tên lửa đẩy theo hướng lên lớn hơn lực hấp dẫn và lực cản của không khí tác dụng xuống dưới.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật A. gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng. B. hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau. C. các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối. D. lực và phản lực có độ lớn bằng nhau. Câu 2: Theo định luật III Niutơn, cặp "lực và phản lực" A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 3: Theo định luật III Newton thì lực và phản lực là cặp lực A. cân bằng. B. có cùng điểm đặt. C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. xuất hiện và mất đi đồng thời. Câu 4: Cặp lực và phản lực trong định luật III Newton A. không cùng bản chất. B. cùng bản chất. C. tác dụng vào cùng một vật. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 5: Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là A. lực người tác dụng vào xe. B. lực mà xe tác dụng vào người. C. lực người tác dụng vào mặt đất. D. lực mặt đất tác dụng vào người. Câu 6: Trong một cơn giông, một cành cây bị gãy và bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Chọn nhận xét đúng? A. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. B. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính có độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. C. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. D. Cành cây không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính. Câu 7: Chọn ý sai. Lực và phản lực A. là hai lực cân bằng B. luôn xuất hiện đồng thời. C. cùng phương. D. cùng bản chất. Câu 8: Có hai chiếc thuyền ở trên một hồ nước yên lặng. Hai người ngồi ở hai thuyền và cầm hai đầu một sợi dây để kéo. Hãy so sánh chuyển động của hai thuyền nếu khối lượng của chúng bằng nhau. A. Hai thuyền chuyển động ngược chiều đến gần nhau với vận tốc luôn bằng nhau về độ lớn. B. Hai thuyền chuyển động cùng chiều đến gần nhau với vận tốc luôn bằng nhau về độ lớn. C. Hai thuyền chuyển động ngược chiều đến gần nhau với vận tốc luôn lớn hơn về độ lớn. D. Hai thuyền chuyển động cùng chiều đến gần nhau với vận tốc luôn lớn hơn về độ lớn. Câu 9: Có hai chiếc thuyền ở trên một hồ nước yên lặng. Hai người ngồi ở hai thuyền và cầm hai đầu một sợi dây để kéo. Nếu một đầu dây được buộc vào thuyền 1 và chỉ có người ngồi ở thuyền 2 kéo dây với một lực như trước thì chuyển động của hai thuyền sẽ A. không thay đổi. B. thay đổi. C. thay đổi chậm dần. D. thay đổi nhanh dần. Câu 10: Chọn ý sai. Lực và phản lực A. là hai lực trực đối. B. cùng độ lớn. C. ngược chiều nhau. D. có thể tác dụng vào cùng một vật. Câu 11: Một vật đặt trên bàn nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật và vào bàn được xác định như hình vẽ dưới. Cặp lực và phản lực của trọng lực 1P ur của vật là
Các lực tác dụng vào vật Các lực tác dụng vào bàn A. phản lực 1N ur của mặt bàn. B. phản lực 2N uur của mặt đất ( 2N = 1P + 2P ). C. lực nén F r của vật lên bàn (F = 1P = 1N ). D. Trọng lực của bàn và phản lực của mặt đất. Câu 12: Một vật đặt trên bàn nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật và vào bàn được xác định như hình vẽ dưới. Nhận định nào sau đây là sai? Các lực tác dụng vào vật Các lực tác dụng vào bàn A. Cặp lực cân bằng nhau: 1P ur và 1N uur (với 1P ur trọng lực của vật và 1N ur là phản lực 1N ur của mặt bàn). B. Lực nén F r của vật lên bàn (F = 1P = 1N ). C. Phản lực 2N uur của mặt đất ( 2N = 1P + 2P ) với 2P uur Trọng lực của bàn. D. Cặp lực trực đối cân bằng: F r và 1N uur . Câu 13: Một vật đặt trên bàn nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật và vào bàn được xác định như hình vẽ dưới. Nhận định nào sau đây là sai? Các lực tác dụng vào vật Các lực tác dụng vào bàn A. Cặp lực cân bằng nhau 1P ur và 1N. uur B. Nếu đặt P' ur = 2P uur + F r thì 2N uur và P' ur là cặp lực cân bằng. C. Cặp lực trực đối không cân bằng: F r và 1N. uur D. Cặp lực trực đối cân bằng: F r và 1N. uur Câu 14: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì A. vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối ABBAFF rr . B. vật B không tác dụng trở lại vật A một lực.