Content text Đề 18-19 20-21.docx
Đề 18-19 Câu 1: Trình bày vắn tắt quy trình thi công công tác đắp và đầm đất nền công trình: - Đào đất. - Tính toán khối lượng của đất cần đắp theo tính toán và thí nghiệm. - Làm sạch mặt đất đắp như: dọn cỏ, rể cây, v.v… thoát nước, vét sạch bùn. - Kiểm tra độ ẩm của đất; - Bắt đầu đắp đất, đất phải được đổ thành từng lớp với chiều dày theo tính toán ở trên. Mỗi lớp đất phải được đầm, công tác đầm đạt yêu cầu thì mới đắp các lớp đất tiếp theo. - Công tác đầm đất: + Đầm đất theo từng lớp đất được đắp. + Sử dụng các phương pháp: Đầm thủ công, Đầm cơ giới,… và các dụng cụ khác nhau tùy theo các công trình có độ lớn nhỏ khác nhau, phù hợp với công tác thi công và giá thành. + Đầm từng lớp và đầm đến khi có được độ cao mong muốn, làm phẳng mặt bằng. Câu 2: Các nguyên liệu được dùng trong vữa bê tông và vai trò: - Xi măng: kết dính các hạt cát và đá vôi lại với nhau để tạo thành một khối chắc chắn. Ngoài ra, xi măng còn giúp tăng độ cứng và độ bền của vữa bê tông. - Cát: tác dụng điền vào khoảng trống giữa các hạt đá và xi măng để tạo thành một khối chắc chắn. Cát còn giúp tăng độ bền và độ cứng của vữa bê tông. - Đá vôi: tác dụng giúp tăng độ bền và độ cứng của vữa bê tông. - Nước: tác dụng kích hoạt quá trình hóa học giữa các thành phần khác nhau của vữa bê tông để tạo ra một khối chắc chắn. - Các chất phụ gia: cải thiện một số tính chất của vữa bê tông như độ bền, độ dẻo dai, khả năng chống thấm nước và khả năng chống ăn mòn. Tùy theo mong muốn sử dụng có thể có hoặc không, ít nhiều tùy vào mục đích sử dụng. Cơ sở xác định cấp phối của bê tông: - Tính chất vật liệu nguyên liệu. - Tính chất kỹ thuật của vật liệu nguyên liệu. - Tính chất kỹ thuật của vữa bê tông. (theo tiêu chuẩn quy định) Câu 3: Cọc thi công theo công nghệ ép cọc đạt yêu cầu khi: - Đạt chiều sâu xấp xỉ chiều sâu do thiết kế quy định. - Lực ép cọc bằng 1,5 – 2 lần sức chịu tải cho phép của cọc theo yêu cầu thiết kế. - Cọc ở đúng vị trí mong muốn. Không bị nghiêng, lệch. - Cọc được ngàm vào lớp đất tốt chịu được lực một đoán ít nhất bằng 3 – 5 lần đường kính cọc (kể từ áp lực kích tăng đáng kể). Cách ghi nhật ký ép cọc và giải thích: - Ghi số nén đầu tiên khi cọc cắm sâu vào đất 30-50cm. - Sau đó, khi cọc xuống được 1am lại lực ép tại thời điểm đó cũng như lực ép thay đổi đột ngột.
- Đến giai đoạn cuối cùng là khi lực ép dạt giá trị 0,8 lần giá trị ép giới hạn tối thiểu thì ghi chép ngay. Bắt đầu thời điểm này trờ đi ghi áp lực ép từng đoạn xuyên 20cm cho đến khi ép xong. Ghi chú nhằm mục đích kiểm soát, xác định các áp lực, lớp đất so với thí nghiệm. Câu 4: a. Tên gọi và vai trò: 1. Cốp pha đáy dầm: chứa đựng bê tông và chịu tải trọng. 2. Cốp pha thành dầm: chứa đựng bê tông và chịu tải trọng. 3. Cốp pha đáy sàn: chứa đựng bê tông và chịu tải trọng. 4. Cốp pha đáy sàn: chứa đựng bê tông và chịu tải trọng. 10. Đà đỡ lớp dưới: chịu tải trọng của đà đỡ lớp trên truyền xuống. 12. Cột chống: Chịu tải trọng của đà đỡ lớp dưới và truyền tải trọng đó xuống. b. Yêu cầu kỹ thuật, lý do thiết kế: 4. Cốp pha đáy sàn: - Được chế tạo đúng hình dạng, kích thước. - Đủ khả năng chịu lực. - Tháo lắp dễ dàng.
- Kín, khit để không gây mất nước xi măng. - Dễ vận chuyển, lắp đặt, lưu trữ. - Tái sử dụng được nhiều lần. 12. Cột chống: - Đủ khả năng chịu lực. - Đảm bảo độ bền và ổn định. - Dễ tháo lắp, vận chuyển, lưu trữ. - Tái sử dụng nhiều lần. - Dễ dàng tăng giảm chiều cao sử dụng. Cốp pha đáy sàn và cột chống được thiết kế để tăng độ bền và độ cứng cho công trình xây dựng. Các cốp pha đáy sàn được đặt ở phía dưới của đáy sàn để giúp cho việc truyền tải tải trọng từ các bức tường xuống đáy sàn một cách hiệu quả hơn. Các cột chống được đặt ở các vị trí chiến lược để giúp cho việc truyền tải tải trọng từ các tầng trên xuống các tầng dưới một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, các cột chống này còn giúp cho việc thi công được nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Đề 20-21 Câu 2: 2.1. 2.2. 2.3. Tiêu chí nghiệm thu hố móng. - Kiểm tra kích thước, cao độ, mái dốc so với thiết kế.