PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 7 - CẤP HUYỆN.docx

1 ĐỀ 7 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN PHẦN HÓA HỌC 9 (KHTN 9.2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl 2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng loại muối chloride kim loại? A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ag. Câu 2. Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl 3 , (2) FeCl 2 , (3) H 2 SO 4 loãng , (4) HNO 3 . Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là: A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 3. Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO 3 ) 2 , Fe(OH) 3 và FeCO 3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là A. Fe 3 O 4 . B. FeO. C. Fe. D. Fe 2 O 3 . Câu 4. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H 2 SO 4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO 3 . Câu 5. Để thu được Al 2 O 3 từ hỗn hợp Al 2 O 3 và Fe 2 O 3 , người ta lần lượt: A. dùng khí H 2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư). C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng. D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO 2 (dư), rồi nung nóng. Câu 6. Ngâm đinh sắt vào dung dịch CuSO 4 . Hiện tượng quan sát được là: A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài thanh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi. C. Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần. D. Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan. Câu 7. Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO 3 , thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là A. Fe(NO 3 ) 3 . B. Fe(NO 3 ) 2 . C. Fe(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 . D. Fe(NO 3 ) 3 , Fe(NO 3 ) 2 . Câu 8. Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí chlorine. Hiện tượng xảy ra là: A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặt bám vào thành bình. B. Không thấy hiện tượng phản ứng. C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ. D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen. Câu 9. Cho các oxide sau: CaO, Fe 2 O 3 , SO 3 , CO, CO 2 . Số oxide tác dụng với dung dịch kiềm dư tạo thành muối và nước là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí: A. BaO, Fe, CaCO 3 . B. Al, MgO, KOH. C. Na 2 SO 3 , CaCO 3 , Zn. D. Zn, Fe 2 O 3 , Na 2 SO 3 .
2 Câu 11. Hoà tan m gam CaCO 3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 12,395 lít khí CO 2 (đkc). Giá trị của m là A. 40. B. 50. C. 60. D. 100. Câu 12. Cho 25 ml dung dịch NaOH 8M tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 6M. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh. C. mất màu. D. không đổi màu. 2. Trắc nghiệm đúng sai: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh ghi rõ đúng hoặc sai. Câu 1: Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa một thanh Mg. Cho các phát biểu dưới đây. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a. Có khí thoát ra và kết tủa. b. Chỉ tạo thành dung dịch trong suốt. c. Có khí thoát ra và dung dịch trong suốt. d. Dung dịch sau phản ứng tạo kết tủa trắng với dung dịch NaOH. Câu 2. Cho các phát biểu dưới đây. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a. Kim loại đồng tan được trong dung dịch FeCl 3 . b. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO 3 (dư) thu được muối Fe(NO 3 ) 2 . c. Quặng pyrite chứa FeS 2 . d. Fe(OH) 3 là chất rắn, không tan trong nước, màu trắng xanh. Câu 3. Cho các phát biểu dưới đây. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối FeCl 3 . b. Dung dịch FeCl 3 phản ứng được với kim loại Fe. c. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nguội. d. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch KOH khi đun nóng tạo ra kết tủa màu nâu đỏ. PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Thí nghiệm điều chế khí CO 2 từ đá vôi và dung dịch HCl được mô tả bằng hình vẽ dưới đây: a. Biết dung dịch X 1, X 2 có tác dụng loại bỏ các tạp chất để thu được khí CO 2 khô, sạch. Trong các hóa chất sau: NaHSO 3 , H 2 SO 4 đặc, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , chất nào phù hợp dùng làm X 1, X 2 ? Hãy giải thích tại sao? b. Giải thích phương pháp thu khí CO 2 như hình trên. c. Nêu hiện tượng xảy ra khi cho một ít nước cất và một mẫu giấy quỳ tím vào bình CO 2 mới thu được rồi lắc đều, sau đó đun nóng bình. 2. Giải thích các hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra, nếu có: a. Cho vỏ quả trứng vào giấm ăn thấy có sủi bọt khí không màu. b. Không nên dùng thau, chậu… bằng nhôm để đựng vôi, vữa. Câu 2. (2,0 điểm).
3 1. Để nghiên cứu tính chất của acid vô cơ X, người ta tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch acid vô cơ X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 5 ml dung dịch Barium chloride 0,1M thấy có kết tủa trắng xuất hiện. - Thí nghiệm 2: Cho 1 mẩu kim loại đồng vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch acid vô cơ X đậm đặc, đun nóng thì thấy dung dịch chuyển sang màu xanh, có khí mùi hắc thoát ra. - Thí nghiệm 3: Cho 1 ít tinh thể hợp chất Y vào cốc thuỷ tinh, sau đó nhỏ từ từ 1 đến 2 ml dung dịch acid vô cơ X đậm đặc vào cốc thì thấy màu trắng của Y chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành khối xốp màu đen bị bọt khí đẩy lên miệng cốc. Xác định acid vô cơ X, hợp chất Y và viết phương trình hoá học giải thích hiện tượng cho mỗi thí nghiệm trên. 2. Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn chứa một trong các dung dịch sau: NaHSO 4 , KHCO 3 , Mg(HCO 3 ) 2 , Na 2 SO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 , không sử dụng thêm hóa chất khác em hãy trình bày cách để nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 3. (2,0 điểm). 1. Tổng số các loại hạt cơ bản trong một phân từ M 2 X là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện của nguyên từ M nhiều hơn nguyên từ X là 22. Tìm công thức M 2 X. 2. Sục CO 2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH) 2 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau: Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch sau phản ứng. Câu 4. (2,0 điểm). 1. Cho m gam bột Mg vào 250 ml dung dịch FeCl 3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch thay đổi 1,2 gam so với dung dịch ban đầu. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m. 2. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam kim loại M vào dung dịch HCl dư thu được 3,7185 lít khí H 2 (đo ở đkc). a. Xác định kim loại M b. Hòa tan hoàn toàn 25,2 gam kim loại M ở trên vào dung dịch H 2 SO 4 10% loãng, vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A thu được 55,6 gam tinh thể muối sulfate ngậm nước của kim loại M tách ra và còn lại dung dịch muối sulfate bão hòa có nồng độ 9,275%. Tìm công thức muối sunfat ngậm nước của kim loại M. Câu 5. (2,0 điểm). 1. Hòa tan hết 8,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO trong 400 ml dung dịch H 2 SO 4 1M, thu được dung dịch Y và 4,958 lít khí H 2 (đkc). a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. b. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m. 2. Chia 26,88 gam chất MX 2 thành 2 phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào 500ml dung dịch NaOH dư thu được 5,88 gam M(OH) 2 kết tủa và dung dịch A.
4 - Cho phần 2 vào 360ml dung dịch AgNO 3 1M được dung dịch B và 22,56 gam AgX kết tủa. Cho thanh Zn vào dung dịch B thu được dung dịch E, khối lượng thanh Zn sau khi lấy ra sấy khô cân lại tăng lên m gam so với ban đầu (toàn bộ kim loại thoát ra bám vào thanh Zn). Xác định MX 2 và tính giá trị m. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Câu 6. (2,0 điểm). 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ X cần dùng 7,437 lít O 2 (đkc). Sản phẩm cháy cho qua bình đựng P 2 O 5 , thấy bình tăng 3,6 gam, rồi qua bình nước vôi trong dư, thấy xuất hiện 20 gam kết tủa trắng. a. Tính m. b. Lập công thức phân tử của X, biết tỉ khối của X đối với khí nitrogen là 2. 2. Phản ứng crackinh là phản ứng bẻ gãy phân tử hydrocarbon bằng nhiệt hoặc nhiệt cùng với xúc tác. Crackinh m gam butane (C 4 H 10 ) thu được hỗn hợp khí A từ các phản ứng theo sơ đồ sau   crackinh 410364 crackinh 4102426 (1) CHCH(X)CH (2) CHCHCH(Y) Trong đó X có tính chất hóa học tương tự ethylene, Y có tính chất hóa học tương tự methane. Dẫn toàn bộ khí A vào dung dịch bromine dư thấy có 36 gam bromine tham gia phản ứng và thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B thu được 23,1 gam CO 2 và 14,49 gam H 2 O. a. Tìm giá trị của m. b. Tính hiệu suất của phản ứng crackinh. Câu 7. (2,0 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 7,437 lít khí (đkc) hỗn hợp M gồm 2 hydrocarbon có các công thức tổng quát là C n H 2n+2 ; C m H 2m (đều là chất khí ở điều kiện thường), thu được 22 gam khí CO 2 và 10,8 gam H 2 O. a. Tính khối lượng hỗn hợp M đã bị đốt cháy và phần trăm về thể tích của mỗi hydrocarbon trong hỗn hợp M. b. Xác định công thức phân tử của 2 hydrocarbon. c. Thêm 4,958 lít khí H 2 vào 7,437 lít hỗn hợp khí M, ta thu được hỗn hợp khí X. Nung X một thời gian (có nikel xúc tác) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với khí H 2 là 9,5. Nếu dẫn từ từ toàn bộ Y vào dung dịch Br 2 (trong dung môi CCl 4 , dư) thấy có m gam Br 2 tham gia phản ứng (các khí đo ở đkc). Tính giá trị m. ----- HẾT -----

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.