Content text Bài 31 - Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật.pdf
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết: - Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người). - Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người. - Thông qua quan sát tranh, ảnh (mô hình, học liệu điện tử) mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật, lấy ví dụ cụ thể hai vòng tuần hoàn ở người. - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...). 2. Kĩ năng: a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật; Vận dụng quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật trong đời sống. - Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trọng khi thảo luận về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước, sự biến đổi và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật. b) Năng lực riêng - Năng lực nhận thức: Trình bày được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật và vai trò của quá trình này; Nhận biết được những trường hợp nào có vận dụng quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trong đời sống.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mô tả quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật; Trình bày được những vận dụng quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trong đời sống. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật cũng như vận dụng được quá trình này trong đời sống như ăn uống đầy đủ, đảm bảo nhu cầu nước và bảo vệ sức khỏe, vấn đề vệ sinh ăn uống, ... 3. Phẩm chất: - Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Sinh học. - Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. - Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. - Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. - Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Bộ trình chiếu Powerpoint: máy chiếu, bản mềm powerpoint. 2. Giấy khổ lớn hoặc bảng để học sinh hoạt động nhóm. 3. Phiếu học tập dùng trong trò chơi “Hành trình khám phá”. Phiếu học tập “Hành trình khám phá” Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả trong bảng sau: Dựa vào bảng trên em hãy: a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em. b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh hơn” (10 phút) a) Mục tiêu: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi khởi động giúp khích lệ tinh thần học hỏi của các em cũng như giúp ôn lại các kiến thức đã học. b) Nội dung: - Tiến hành “ai nhanh hơn” theo phương pháp dạy học bằng phương tiện trực quan, dạy học thông qua trò chơi học tập, kỹ thuật hỏi – trả lời. - Luật chơi: Các em sẽ thi đua xem ai là người đưa ra đáp án nhanh hơn, các em giơ tay giành quyền trả lời và cần trả lời đúng các câu hỏi để đạt được điểm số của câu hỏi đó, khi trả lời sai các bạn khác sẽ có quyền trả lời để dành điểm. Ai đạt số điểm cao nhất sẽ nhận được phần quà từ GV. - Kết thúc trò chơi, GV trình bày sơ lược về các kiến thức của tiết trước và dẫn dắt vào bài. c) Sản phẩm: Đáp án của 6 câu hỏi như sau: Câu 1: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua A. Máu B. Thành dạ dày C. Dịch tiêu hóa D. Ruột già
Câu 2: Cơ thể chúng ta thông thường bổ sung nước bằng cách A. qua thức ăn và đồ uống. B. qua tiêu hóa và hô hấp. C. qua sữa và trái cây. D. qua thức ăn và sữa. Câu 3: Cơ thể chúng ta thông thường bổ sung nước bằng cách A. qua thức ăn và đồ uống. B. qua tiêu hóa và hô hấp. C. qua sữa và trái cây. D. qua thức ăn và sữa. Câu 4: Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua A. miệng. B. thực quản. C. dạ dày. D. ruột non. Câu 5: Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của động vật diễn ra ở A. Hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp C. Hệ tiêu hóa D. Hệ thần kinh Câu 6: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể người? A. 60 - 75%. B. 75 - 80%. C. 85 - 90% D. 55 - 60%. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS