PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CDV_K12_Bài 1_Tăng trưởng và phát triển kinh tế.doc

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ( Bộ Cánh diều vàng) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức - Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Phân biệt được tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. - Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững. 2. Năng lực - Điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. - Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. 3. Phẩm chất Có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 4. Tích hợp quyền con người - Mức độ tích hợp: Tích hợp liên hệ với yêu cầu cần đạt sau: Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. - Cách thức thực hiện: Căn cứ vào nội dung quyền con người về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo viên yêu cầu học sinh lấy các ví dụ về những việc làm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế qua đó đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện các quyền về kinh tế xã hội và văn hóa; phê phán các hành vi vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của bài học. Khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.. b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em hãy cho biết các chỉ tiêu dưới đây có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo em, vì sao các quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội? c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu nhận biết được tác động của sự phát triển kinh tế đến các vấn đề xã hội và an sinh xã hội. - Các chỉ số về: GDP; tỉ trọng các ngành công nghiệp; tỉ lệ lao động qua đào tạo và tỉ lệ hộ nghèo… có ý nghĩa quan trọng, phần nào phản ánh về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
- Các quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì: phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội mới có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em hãy cho biết các chỉ tiêu dưới đây có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo em, vì sao các quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội? Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm/cá nhân, chuẩn bị câu trả lời ra giấy. GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Báo cáo, thảo luận GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài mới như lời dẫn trong SGK. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai thuật ngữ được dùng trong hoạt động kinh tế. Các chỉ tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế được sử dụng để đánh giá thành tựu kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững, mỗi quốc gia không chỉ quan tâm thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải chú trọng đến các tiêu chí đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, qua sát biểu đồ và trả lời câu hỏi a) Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế? b) Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam qua thông tin và số liệu ở hình 1 và hình 2? c) Để xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần căn cứ vào các chỉ tiêu nào? c) Sản phẩm. Học sinh trả lời được các câu hỏi theo các nội dung dưới đây: 1/ Khái niệm - Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc. 2/ Nhận xét: - Về tổng sản phẩm trong nước: + Từ năm 2011 - 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng tăng (từ 6,24% - năm 2011, tăng lên, đạt mức 8,02% - năm 2022), trong đó: Năm 2022, GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8,02%. Năm 2021, GDP đạt mức thấp nhất là 2,58% + Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự biến động, không đều qua các năm. Ví dụ: Từ năm 2019 - 2021, tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 7,02% xuống còn 2,58%. Từ 2021 - 2022, GDP tăng nhanh, từ 2,58% lên mức 8,02% - Về thu nhập quốc dân bình quân đầu người: từ năm 1990 - 2021, thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Năm 2021, GNI của Việt Nam đạt 3590 USD/người/ năm (gấp khoảng 27,6 lần so với năm 1990) 3/ Các tiêu chí tăng trưởng
- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc mức tăng tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. - Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là: + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), + Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP người), + Tổng thu nhập quốc dân (GNI); + Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người). d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập HS làm việc theo nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, qua sát biểu đồ và trả lời câu hỏi a) Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế? b) Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam qua thông tin và số liệu ở hình 1 và hình 2? c) Để xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần căn cứ vào các chỉ tiêu nào? Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm/cá nhân, viết câu trả lời ra giấy hoặc phiếu học tập. Báo cáo, thảo luận GV mời 1 – 2 đại diện nhóm/HS trong lớp lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Kết luận, nhận định – GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và kết luận: + Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định (so với thời kì gốc cần so sánh). + Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: • Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là thước đo sản lượng quốc gia (giá trị tạo ra ở trong nước), đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. • Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người): là thước đo lượng hàng hoá, dịch vụ trung bình một người dân của quốc gia có thể có, phản ánh cụ thể hơn quy mô sản lượng của quốc gia so với chỉ tiêu GDP, đồng thời phản ánh mức sống tương đối của người dân ở quốc gia đó trong một thời kì nhất định. • Tổng thu nhập quốc dân (GNI): là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, thể hiện đầy đủ hơn sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế so với chỉ tiêu GDP (vì có tính thêm yếu tố ngoài lãnh thổ quốc gia). 1. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc. Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); + Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người); + Tổng thu nhập quốc dân (GNI); + Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
• Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người): là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, thể hiện cụ thể hơn sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, được dùng để so sánh kết quả tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia, đồng thời cũng được dùng làm thước đo về sự gia tăng mức thu nhập, mức sống của người dân giữa các quốc gia. Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung: Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm phát triển kinh tế. Nêu được các chỉ tiêu phát triển kinh tế. Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế b) Nội dung. GV triển khai lần lượt từng nhiệm vụ học tập: yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, bảng số liệu trong SGK và trả lời câu hỏi: 1) Từ thông tin 1, hình 3 và bảng 1, em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. 2) Em hãy cho biết thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu nào. Em hãy làm rõ từng chỉ tiêu đó. 3) Từ những nội dung trên, em hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Tích hợp quyền con người - Mức độ tích hợp: Tích hợp liên hệ với yêu cầu cần đạt sau: Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. - Cách thức thực hiện: Giáo viên giúp học sinh hiểu được việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế đặc biệt là chỉ tiêu về tiến bộ xã hội chính là góp phần thực hiện các quyền con người cơ bản Trước hết, để hiện thực hóa các quyền con người, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, các nhà nước và cộng đồng quốc tế cần có những nguồn lực vật chất mà chỉ có thể có được nhờ sự tăng trưởng kinh tế. Theo nghĩa này, tăng trưởng kinh tế có thể coi là một phưong tiện quan trọng để hiện thực hóa các quyền con người. Đổi lại, quyền con người cũng góp phần thúc đẩy và duy trì sự tăng trưởng kinh tế bền vững, bởi lẽ quyền con người giúp kiến tạo và duy trì sự quản lý tốt - yếu tố nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Quan trọng hơn, chỉ khi các quyền con người được bảo đảm mới giải phóng năng lực của mọi cá nhân con người, tạo ra sức sống, sự năng động của các xã hội trên mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kinh tế. c) Sản phẩm. 1/ Nhận xét Sau 10 năm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động của nước ta đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ. Cụ thể: - Cơ cấu ngành kinh tế: + Năm 2020, giá trị tuyệt đối của các ngành kinh tế đều có sự tăng trưởng so với năm 2015. + Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế quốc dân có sự biến động, theo hướng: tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. - Cơ cấu lao động: + Năm 2015, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (44,3%); trong lĩnh vực dịch vụ thấp nhất (32,8%) + Năm 2020, lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất (35,7%); tiếp đến là nông nghiệp (34%) và cuối cùng là công nghiệp (30,3%).

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.